Sẽ chặn quảng cáo bán khẩu trang Y tế trên mạng xã hội
Theo đó, các quảng cáo về khẩu trang y tế hay bất kỳ phương pháp phòng ngừa nào về SARS-CoV-2 không đúng cũng như thông tin giả mạo đều bị cấm. Chương trình này sẽ được bắt đầu trong vài ngày tới, Rob Leathern, giám đốc quản lý sản phẩm của Facebook thông báo trên mạng xã hội hôm 7/3.
Sẽ chặn quảng cáo bán khẩu trang Y tế trên mạng xã hội |
Chính sách ngăn chặn này được áp dụng trên cả hai nền tảng phổ biến là Facebook và Instagram. Facebook cho biết thêm các nhóm và trang có sử dụng thông tin tiêu cực về SARS-CoV-2 cũng sẽ bị phát hiện và chặn bằng các thuật toán.
Trước đó, tổ chức y tế Thế giới đã phải ra thông báo vì việc người dùng tích trữ khẩu trang và một số thiết bị khác đã khiến nguồn cung thiết bị cho những người chăm sóc sức khoẻ bị hạn chế, gây khó khăn hơn trong việc ngăn chặn SARS-CoV-2.
Khẩu trang Đông Xuân nổ công dụng diệt khuẩn |
Giám đốc quản lý sản phẩm của Facebook, Rob Leathern cho biết các đội ngũ nhân viên đang giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và sẽ tiến hành cập nhật các chính sách nếu phát hiện các đối tượng cố lợi dụng tình trạng khẩn cấp về y tế để trục lợi.Ngoài mạng xã hội nhiều người dùng nhất, hai trang thương mại điện tử nổi tiếng Ebay và Amazon cũng vừa ra thông báo sẽ thắt chặt chính sách liên quan đến hàng hoá y tế. Ví dụ Ebay cấm bán mặt nạ, nước rửa tay và khăn khử trùng sai giá để ngăn chặn hiện tượng thổi giá. Hãng cũng xoá hơn 20.000 danh sách có liên quan đến virus corona chưa được xác thực. Trong khi đó, Amazon xoá các nhà cung cấp thứ ba đã nâng giá khẩu trang và dung dịch rửa tay.
Tại Việt Nam, theo chỉ thị về phòng chống dịch SARS-CoV-2 của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, Nguyễn Mạnh Hùng ra ngày 2/2, Việt Nam đã yêu cầu Facebook, Google ngăn chặn, gỡ video, bài cùng các tài khoản đăng sai sự thật về dịch SARS-CoV-2. Những tài khoản tung tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận và gây khó khăn cho việc chống dịch sẽ bị xử lý.
Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo công an các quận, huyện xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh để đăng tải, tán phát lên không gian mạng thông tin không đúng sự thật, xuyên tạc tình hình liên quan dịch bệnh tại Việt Nam.