Sản phẩm OBA Night tiếp tục bị bêu tên vì quảng cáo lừa dối

Dù là thực phẩm chức năng, nhưng sản phẩm Oba Night do Công ty TNHH Dược phẩm Spitan nhập khẩu và phân phối được quảng cáo như thuốc chữa bệnh mất ngủ để đánh lừa người tiêu dùng
Blackmores Ginkgofore chưa được cấp phép đã quảng cáo "láo" Bêu tên các sản phẩm quảng cáo lừa dối người dùng Loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo lừa dối người dùng

Cuối năm 2018, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã kiểm tra ra quyết định xử phạt 50 triệu đồng đối với Công ty TNHH Dược phẩm SPITAN Việt Nam (địa chỉ: Số 21-M17 Láng Trung, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội) vi phạm về quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe OBA night trên website: http://obanight.com gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

san pham oba night tiep tuc bi beu ten vi quang cao lua doi
Sản phẩm OBA Night chỉ là thực phẩm chức năng

Những tưởng đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho các trang web khác khi quảng cáo sai sự thật về sản phẩm OBA Night, nhưng mới đây Cục An toàn Thực phẩm lại phải ra thông báo để người tiêu dùng cẩn trọng với những thông tin trên website https://ngungonsaugiac.com/mat-ngu-kinh-nien-tri-mai-khong-dut-vi-khong-biet-dieu-nay.html có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe OBA NIGHT không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng,vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Được biết sản phẩm này do Công ty TNHH Dược phẩm Spitan Việt Nam (Địa chỉ: Phòng 906, tầng 9, Sky Tower A, số 88 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Hiện Cục An toàn Thực phẩm đang phới hợp với những đơn vị liên quan để xử lý tình trạng quảng cáo sai sự thật nêu trên.

Theo Điều 5, Nghị định 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo 2012 của Quốc hội quy định rõ: Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc và phải khuyến cáo “sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Tại Điều 7, Thông tư số 09/2015/TT-BYT nêu rõ: “c) Không được quảng cáo thực phẩm dưới hình thức bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; d) Không được sử dụng hình ảnh, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh để quảng cáo thực phẩm”.

Đinh Linh
Phiên bản di động