Quảng Nam tái bùng phát dịch tả lợn châu Phi

Ở một số địa phương cấp xã của Quảng Nam do công tác kiểm soát giết mổ chưa đúng quy định, dẫn đến tình trạng tái phát dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) sau 30 ngày.      
Tổng kinh phí phòng chống dịch tả lợn Châu Phi ở Yên Bái trên 7 tỷ đồng Dịch tả lợn châu Phi chưa có dấu hiệu ‘chùn bước’ Quảng Nam: Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị Quảng Nam: Xác lợn chết vứt đầy kênh, lãnh đạo xã chưa nhận được thông tin Dịch tả lợn châu Phi quét qua 900 hộ gia đình ở Yên Bái
cong tac kiem soat giet mo khong dung quy dinh nhieu dia phuong o quang nam tai phat dtlcp
Tiêu hủy DTLCP tại Phường Điện Dương, Điện Bàn (Quảng Nam)

Kiểm soát giết mổ chưa đúng quy định

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Công văn số 5107/UBND-KTN, yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, Ban, ngành, Hội, đoàn thể tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Nội dung công văn nêu rõ, trong thời gian qua, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh DTLCP tại một số địa phương đã vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Trong khi đó, tình trạng dịch bệnh trên địa bàn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát.

Việc tiêu hủy lợn bệnh không đúng quy trình từ khâu vận chuyển lợn bệnh đến nơi chôn lấp, phương tiện vận chuyển, các bước chôn lấp không đảm bảo, để người dân tự tiêu hủy lợn bệnh hoặc tự thuê lao động tiêu hủy lợn bệnh. Đặc biệt, tình trạng vứt xác lợn mắc bệnh trên các tuyến kênh, sông, suối gây ô nhiễm môi trường, bức xúc trong cộng đồng.

Ngoài ra, ở một số địa phương còn có tình trạng thu tiền công vận chuyển của người chăn nuôi có lợn tiêu hủy do bệnh DTLCP; công tác kiểm soát giết mổ chưa đúng quy định, sử dụng hóa chất chưa hiệu quả dẫn đến việc tăng tốc độ lây lan dịch bệnh; nhiều địa phương cấp xã đã tái phát dịch sau 30 ngày.

cong tac kiem soat giet mo khong dung quy dinh nhieu dia phuong o quang nam tai phat dtlcp
Xác lợn chết bị vứt xuống kênh nước tại huyện Thăng Bình gây ô nhiễm môi trường (ảnh: Nam Thịnh)

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các địa phương, các cơ quan liên quan của tỉnh chủ động tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP trong thời gian đến.

Cụ thể, tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút DTLCP. Đối với lợn khỏe mạnh còn lại thì lấy mẫu máu xét nghiệm, nếu kết quả dương tính với vi rút DTLCP thì tổ chức tiêu hủy theo quy định, nếu âm tính với vi rút DTLCP thì được để nuôi hoặc để giết mổ tiêu thụ.

Phạm vi để nuôi hoặc để giết mổ thực hiện theo đúng quy định, trường hợp có nhu cầu để giết mổ phải thực hiện lấy mẫu theo Hướng dẫn số 3708/HD-BNN-TY ngày 28/5/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sản phẩm từ lợn sau giết mổ tại cơ sở giết mổ nhỏ lẻ theo phương án của UBND cấp huyện không cần lấy mẫu sản phẩm để xét nghiệm vi rút DTLCP. Trường hợp có nhu cầu để nuôi phải thực hiện lấy mẫu theo Hướng dẫn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Chủ cơ sở chăn nuôi lợn chịu trách nhiệm chi trả kinh phí lấy mẫu, gửi mẫu và xét nghiệm mẫu đối với lợn khỏe mạnh theo quy định (cả trường hợp âm tính và trường hợp dương tính với vi rút DTLCP).

Đối với hộ chăn nuôi lợn thả rông, không có chuồng trại phải thực hiện xử lý tiêu hủy lợn bệnh theo các văn bản đã ban hành, nhằm đảm bảo không lây lan dịch bệnh.

cong tac kiem soat giet mo khong dung quy dinh nhieu dia phuong o quang nam tai phat dtlcp

Diện biến DTLCP ở một số địa phương của Quảng Nam diễn biến phức tạp

UBND các huyện, thị xã, thành phố cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng phòng dịch bằng vôi bột, hóa chất; thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học; khai báo dịch bệnh kịp thời, không vứt xác lợn bệnh, chết ra môi trường; không thực hiện tái đàn trong thời gian có dịch và giải thích rõ cho người dân về chính sách và mức hỗ trợ có liên quan đến phòng, chống bệnh DTLCP.

Đồng thời, khẩn trương xây dựng phương án giết mổ lợn để tiêu thụ nhằm giảm đàn trong thời gian có dịch (phương án cần nêu rõ các thông tin về điểm giết mổ, họ và tên chủ cơ sở, địa chỉ, số lượng gia súc giết mổ bình quân trong ngày. Đảm bảo mỗi địa phương cấp huyện không quá 3 điểm giết mổ tương đối đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch tả lợn châu Phi; vận chuyển, kinh doanh, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; vứt xác lợn mắc bệnh, chết và sản phẩm của lợn ra môi trường.

Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp thu trái phép tiền của dân, yêu cầu người dân tự tiêu hủy lợn bệnh, thuê lao động tiêu hủy lợn bệnh, khai không đúng về số lượng, trọng lượng lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định để trục lợi.

N.Dương
Phiên bản di động