Nước sạch Sông Đà: Cần khởi tố vụ án hình sự về tội thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng

Nguồn nước Sông Đà bị ô nhiễm dầu nhớt từ ngày 8/10,  vì vậy việc cung cấp nước sạch cho người dân sử dụng cần phải nhìn nhận vấn đề thật nghiêm túc, và xử lý thật cẩn thận. Đừng quá trễ để lòng tin của người dân lại vơi đi, giảm đi nếu cứ im lặng như thế này.
Dân Thủ đô mang xô, chậu xếp hàng lấy nước sạch như thời bao cấp Bí ẩn nhóm đại gia sở hữu công ty nước sạch Sông Đà Tổng giám đốc nước sông Đà: Không chắc xử lý được ô nhiễm nước Phương pháp lọc chất ô nhiễm styren trong nước Cấp nước sạch miễn phí 24/24 cho dân cư sau sự cố đổ trộm dầu thải

Trao đổi với PV Tuổi trẻ và Pháp luật về vụ việc đổ dầu thải vào đầu nguồn nước khiến hàng nghìn người dân tại Thủ đô Hà Nội không thể sử dụng nước sạch, Luật sư Nguyễn Quang Tâm - Giám đốc Công ty Luật Phúc Quang nhận định đây là vụ việc cực kỳ nghiêm trọng, gây hậu quả trực tiếp về sức khỏe thậm chí tính mạng của người dân.

nuoc sach song da can khoi to vu an hinh su ve toi thieu trach nhiem gay hau qua nghiem trong
Luật sư Nguyễn Quang Tâm - Giám đốc Công ty Luật Phúc Quang

Theo Luật sư, hàng vạn người dùng nước máy từ nhà máy nước Sông Đà đang ngày đêm chờ đợi các cơ quan chức năng, chính quyền có động thái ra sao, giải quyết như thế nào vụ việc này?

Luật sư Tâm phẫn nộ cho biết cần khởi tố vụ án hình sự về tội thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ án này đã xảy ra tại công ty nước sạch Sông Đà. Các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ các vấn đề liên quan, mở rộng vụ án làm rõ trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân để xẩy ra vụ việc này.

nuoc sach song da can khoi to vu an hinh su ve toi thieu trach nhiem gay hau qua nghiem trong
Những cư dân tại các tòa nhà, khu chung cư cao tầng phải xếp hàng lấy nước sạch vào các can, lọ... như thời bao cấp

Trong quá trình điều tra, các cơ quan cần làm rõ đối tượng đổ dầu thải là cá nhân, tổ chức nào để xử lý trách nhiệm hình sự về tội phạm trong lĩnh vực môi trường. Gồm các tội quy định tại Bộ luật hình sự: “Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường”; “Điều 236. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại”.

nuoc sach song da can khoi to vu an hinh su ve toi thieu trach nhiem gay hau qua nghiem trong
Hàng trăm hộ dân đang sinh sống tại TP Hà Nội điêu đứng vì sự cố nước sạch Sông Đà bị nhiễm bẩn.

Song song với đó, việc khẩn cấp hiện nay là cần có các cơ quan y tế, các tổ chức khoa học vào cuộc để xác định các thiệt hại về sức khỏe của người dùng nước bị ô nhiễm. Đồng thời, phải có sự nghiên cứu, làm rõ các ảnh hưởng lâu dài của người dùng nhiễm các chất độc hại trong nguồn nước qua hơn một tuần qua.

Qua sự việc, có thể thấy quy trình hoạt động sản xuất, xử lý nước của nhà máy nước Sông Đà có vấn đề. Việc nước ô nhiễm vào nhà máy, không được xử lý, phát hiện mà vẫn sản xuất, cung cấp cho người dân là vấn đề nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng cần làm rõ thiếu sót, lỗ hổng về chuyên môn, do quy trình lạc hậu, hỏng hóc hay do cả hệ thống của nhà máy. Nước sạch là điều kiện tiên quyết cho cuộc sống, không thể để tình trạng này lặp lại một lần nào nữa. Cần có phương án sản xuất, cung cấp nước và ứng phó sự cố một cách an toàn, khoa học. Nếu cần, phải đập bỏ cái cũ, lạc hậu để xây dựng quy trình, nhà máy mới. Việc đảm bảo an toàn nước sạch cho người dân là tối quan trọng.

Đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một quyết định, một văn bản nào để hướng dẫn người dân có dùng nước Sông Đà nữa không? Người dân cần đến khám ở đâu, cơ quan nào để xác định, giám định việc nhiễm độc? người dân đang rất băn khoăn và không biết có dùng được nước nữa không? Các cấp chính quyền thành phố cần lập tức trả lời cho hàng vạn người dân đang dài cổ ngóng trông. Đừng quá trễ để lòng tin của người dân lại vơi đi, giảm đi nếu cứ im lặng như thế này.

Chính Thuần
Phiên bản di động