Những biến động tâm lý của trẻ khi bố mẹ ly hôn

Phần lớn, khi đứng trước việc ly hôn của cha mẹ, con cái sẽ bị mất mát lớn về mặt tinh thần, tổn thương về tâm lý.
nhung bien dong tam ly cua tre khi bo me ly hon

Tâm lý con trẻ khi bố mẹ ly hôn ảnh hưởng như thế nào và những điều cần biết chính là câu hỏi lớn đang đặt ra ở nhiều cặp vợ chồng khi không biết liệu rằng một khi cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn, dẫn tới việc “đường ai nấy đi” sẽ tác động tới các bé như thế nào, nhất là khi chúng đang ở độ tuổi phát triển, mọi vấn đề phát sinh trong đời sống hằng ngày đều có một sức ảnh hưởng nhất định.

Ch mẹ ly hôn khiến trẻ chịu tổn thương tâm lý

Ch mẹ ly hôn khiến trẻ chịu tổn thương tâm lý

Hoảng sợ

Phản ứng tức thời của đứa trẻ đối với việc ly dị của cha mẹ là hoảng sợ, cảm thấy không phải cha mẹ từ bỏ nhau mà là từ bỏ chính chúng. Mức độ phản ứng này phụ thuộc vào việc đứa trẻ sống trong một gia đình như thế nào. Trước khi ly dị, đứa trẻ càng được yêu thương và chăm sóc đầy đủ bao nhiêu thì khi cha mẹ ly dị chúng càng cảm thấy bị tổn thương và hoảng sợ bấy nhiêu.

Không ít trẻ rơi vào trạng thái hoảng sợ sau khi cha mẹ ly hôn

Không ít trẻ rơi vào trạng thái hoảng sợ sau khi cha mẹ ly hôn

Xáo trộn tâm lý

Tiếp theo những phản ứng tức thời là những bất ổn khác xảy ra. Trẻ gặp phải rất nhiều khó khăn trong quá trình thích ứng tâm lý – xã hội như: khó khăn trong học tập, khó khăn trong việc thích ứng với hoàn cảnh sống mới, khó khăn trong các mối quan hệ xã hội…

Đối với trẻ nhỏ, sau khi cha mẹ ly dị, chúng gặp nhiều khó khăn trong học tập: đọc không đúng, nói ngọng, viết sai chính tả nhiều, không thể tập trung chú ý trong giờ học, hay quên… Những trẻ lớn hơn thì tỏ ra chán học, hay quậy phá trong lớp.

Sự mặc cảm khiến trẻ rơi vào trạng thái cô độc, tự ti

Sự mặc cảm khiến trẻ rơi vào trạng thái cô độc, tự ti

Cảm thấy cô độc, bị bỏ rơi

Sự thay đổi chỗ ở cũng là những thử thách đối với trẻ nhỏ. Một số ít cha mẹ khi ly hôn không muốn hoặc không thể gánh vác trách nhiệm một mình nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Họ đã thỏa thuận trẻ ở với bố vài tháng hoặc vài tuần lại đến ở với mẹ. Sự chuyển dịch chỗ ở liên tục như vậy kéo theo sự xáo trộn trong sinh hoạt, tạo ra cho trẻ một số lo âu, chủ yếu là lo bị bỏ rơi.

Nếu như sự thay đổi hoàn cảnh sống sau ly hôn tác động lớn đến trẻ nhỏ thì ở trẻ lớn hơn, khó khăn đối với chúng lại thường xuất hiện trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ bạn bè. Ở các em sinh ra tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại tiếp xúc, có xu hướng co mình.

Trẻ còn cảm thấy cô đơn, bởi trong những hoàn cảnh bình thường con cái bao giờ cũng nhận được sự giúp đỡ của cha mẹ thì khi ly dị xảy ra, chúng rất ít hoặc hầu như không nhận được sự giúp đỡ đó.

Dễ hình thành xu hướng bạo lực

Một trong những hậu quả lâu dài mà sự ly dị của cha mẹ để lại cho trẻ trai là xu hướng sử dụng bạo lực trong các mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ gia đình sau này. Theo nhiều nghiên cứu, nhóm trẻ trai trong các gia đình ly hôn có tỷ lệ nghiện rượu, nghiện ma túy và có nguy cơ xuất hiện các rối nhiễu tâm lý cao hơn hẳn nhóm trẻ bình thường.

Hà An
Phiên bản di động