Nguy cơ thiếu nước tưới cà phê do tình trạng hạn hán ở Tây Nguyên

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, mùa khô năm nay, tình trạng thiếu nước tưới cho cây trồng có thể nghiêm trọng. Hiện nay, các dòng suối, hồ nhỏ đã bắt đầu có dấu hiệu cạn khô, tưới nước cầm chừng…
Tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Gia Lai, 2 người tử vong, 2 người bị thương nặng Công trình Nhà ăn đầu tư gần 4 tỷ xây dựng xong rồi để không Bắt 3 đối tượng “bảo kê”, cưỡng đoạt tiền của người mua dưa

Hàng năm, xã Nghĩa Hưng huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) luôn đầy đủ nước tưới tiêu cho các cây nông nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, sau Tết nguyên đán 2020, tại đây đã xuất hiện tình trạng thiếu nước tưới cho cây cà phê khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn.

Với diện tích 1ha, ông Nguyễn Hữu Kiêm (Thôn 6, xã Nghĩa Hưng huyện Chư Păh) cho biết: “Trước đây có hai nguồn nước tưới, một là nguồn nước tưới của công ty cổ phần chè, hai là gia đình phải tự túc bằng nước tưới giếng. Hiện nay mới tưới đợt 1 mà giếng thì đã cạn, bây giờ thì đang lo đợt 2. Chưa biết lấy nước ở đâu để tưới đây...Cà phê cũng đang có biểu hiện thiếu nước, lá héo”.

nguy co thieu nuoc tuoi ca phe do tinh trang han han o tay nguyen
Hiện nay, bà con nông dân trên địa bàn Tây Nguyên đang sử dụng nước từ các sông, hồ để tưới một lượng lớn nước cho cây cà phê.

Ông Nguyễn Bá Phương (trưởng thôn 6, xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) thông tin: “Do lượng nước trữ giảm, nhiều hộ dân tưới đồng loạt trên một con suối khiến lượng nước tưới cục bộ. Nhiều diện tích cà phê chưa kịp tưới đợt 1 nên chắc chắn hiện nay sẽ gặp khó khăn về đợt 2.”.

Tương tại, tại huyện Ia Grai nơi được xem là có diện tích lớn cây cà phê cũng đang khốn khổ vì nước tưới. Trước tết, người dân đã tưới hết đợt một. Tuy nhiên vào đợt 2 thì nhiều dòng suối đã có biểu hiện thiếu nước, do nguồn nước mạch chảy ra không đủ, mà lượng nước thì cần rất nhiều để tưới cho cà phê.

nguy co thieu nuoc tuoi ca phe do tinh trang han han o tay nguyen
Một số khu vực trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang có nguy cơ thiếu nước tưới trước tình hình hạn hán trong thời gian sắp tới.

Anh Phạm Văn Thắm (Thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, Gia Lai) cho biết: “Vườn tôi đã tưới nước 1 trước tết. Tuy nhiên, vào vụ nước tưới lần 2 đã xảy ra tình trạng thiếu nước trên các vùng. Nhằm tích trữ nước, nhiều hộ đã đắp đập, ngăn suối để tích trữ nước nên chúng tôi càng thiếu trầm trọng. Hiện nay, các chủ vườn đang thay nhau tưới cà phê và chờ nước mạch ra, nhiều hộ phải tranh thủ tưới đêm để đủ nước. Nếu tình hình nắng hạn như hiện nay thì chắc chắn nước 3 sẽ thiếu trầm trọng”.

Ông Đào Lân Hưng (Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ia Grai) cho biết: “Trên địa bàn hiện có khoảng hơn 17.700 diện tích cây cà phê. Nhằm phục vụ, đảm bảo nguồn nước tưới huyện đã xây dựng hơn 23 công trình thủy lợi. Hiện nay, người dân đã tưới nước xong đợt 1 và đang tưới đợt 2. Như mọi năm, phòng đang khẩn trương theo dõi, nắm tình hình và xây dựng phương án trước tình hình hạn hán, thiếu nước tưới sắp tới.

nguy co thieu nuoc tuoi ca phe do tinh trang han han o tay nguyen
Lượng nước tại các ao, hồ lớn đang xuống do nhu cầu tưới cà phê của bà con rất lớn

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia thì từ tháng 01/07/2020, mực nước trên các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên xuống dần và ở mức thấp, trên một số sông suối có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất chuỗi số liệu quan trắc.

Lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên phổ biến ở mức thiếu hụt so với cùng kỳ từ 35-60%, một số sông thiếu hụt trên 70%. Từ tháng 03 - 05/2020, tình trạng khô hạn thiếu nước cục bộ ngoài vùng cấp nước của công trình thủy lợi khả năng xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.

Trước tình hình nguy cơ hạn hán sắp diễn ra, ngành nông nghiệp tỉnh Gia Lai đang khuyến cáo bà con nông dân cần triển khai các giải pháp chủ động chống hạn cho cây cà phê. Trong đó, tăng cường sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến để ứng phó với khô hạn trong thời gian tới./.

Hải Phạm
Phiên bản di động