Người dân còn nhiều nghi ngại về ngưỡng nồng độ cồn
Hà Nội: 5 ngày 84 trường hợp vi phạm nồng độ cồn Bộ Y tế thông tin về việc ăn hoa quả thổi ra nồng độ cồn Nhiều tài xế gọi điện nhờ vả khi vi phạm độ cồn |
Bày tỏ quan điểm của bản thân về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực từ 1/1/2020, một tài xế lái xe taxi lâu năm cho biết: “Bản thân tôi rất đồng tình, ủng hộ quy định đã lái xe là không được uống rượu, bia. Và hy vọng quy định này sẽ góp phần tích cực trong giảm thiểu các tai nạn, rủi ro liên quan đến rượu, bia”.
Tài xế taxi chia sẻ suy nghĩ về Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ |
Tuy nhiên, người tài xế này cũng cho rằng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 cần phải có những điều chỉnh nhất định để đảm bảo tính công bằng và nâng cao tính khả thi.
Nói rõ hơn về điều này, nam tài xế cho rằng, Luật quy định dùng máy kiểm tra hơi thở của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, nếu có nồng độ cồn thì bị phạt. Song thực tế con người ta không phải chỉ uống rượu, bia mới có nồng độ cồn xuất hiện trong cơ thể, bao gồm cả khí thở. Vì có rất nhiều tác nhân khác có thể tạo ra nồng độ cồn trong cơ thể con người như một số loại trái cây, thực phẩm lên men, một số các loại thuốc… Trong khi đó máy đo nồng độ cồn lại chưa thể xác định được “nguồn gốc” gây ra nồng độ cồn là do đâu, do uống rượu, bia hay do uống thuốc, ăn trái cây… Như vậy sẽ xảy ra trường hợp người bị phạt “oan” khi bị yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn tham gia giao thông.
Vì vậy, tài xế mong muốn luật có sự điều chỉnh, cụ thể là nếu quy định có nồng độ cồn là bị phạt thì cần phải có biện pháp xác định nguyên nhân gây ra nồng độ cồn trong cơ thể người tại thời điểm kiểm tra. Còn nếu không thể xác định nguồn gốc chất gây ra nồng độ cồn thì cần có quy định về ngưỡng nồng độ cồn trong khí thở (do rượu, bia gây ra) khi áp dụng hình phạt theo luật định.