Người bị tiểu đường có thể ăn những loại thực phẩm nào để thay cơm?
Cảnh báo sử dụng hạt đậu muồng chữa bệnh dẫn đến ngộ độc, liệt toàn thân Phải giảm bao nhiêu cân để giảm nguy cơ mắc đái tháo đường? Bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào? |
Trong số các loại thực phẩm có chứa tinh bột, cơm trắng được xếp vào loại có chỉ số đường huyết thực phẩm tương đối cao nên dễ gây tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân quyết định kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột thì lại là một lựa chọn sai lầm.
Nguyên nhân là vì việc nhịn ăn tinh bột như vậy có khả năng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ra hôn mê và tử vong.
Cách tốt nhất để giữ mức đường huyết ổn định là hạn chế ăn gạo và thay thế bằng những thực phẩm an toàn hơn với người bệnh đái tháo đường.
Gạo lứt là thực phẩm an toàn cho người bệnh tiểu đường. |
Không giống như gạo trắng, một loại ngũ cốc tinh chế đã bị loại bỏ cám và mầm và gây ra tăng đột biến lượng đường trong máu, gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt với các chất dinh dưỡng lành mạnh còn nguyên vẹn.
Mỗi khẩu phần gạo lứt chứa nhiều hơn gấp đôi lượng chất xơ ổn định đường huyết và lượng magiê cao gấp ba lần so với gạo trắng. Do có lượng chất xơ cao, ăn gạo lứt góp phần làm chậm quá trình hấp thụ carbs trong cơ thể. Chính vì vậy, gạo lứt là thực phẩm được người bệnh đái tháo đường ưu tiên lựa chọn.
Gạo lứt có chỉ số đường huyết (GI) là 68, là thực phẩm có GI trung bình. Trong khi gạo trắng có chỉ số GI nhóm cao là 73. Vì vậy, ăn gạo lứt sẽ an toàn cho người bệnh đái tháo đường hơn so với gạo trắng.
Yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng hoặc nấu với cháo.
Các loại đậu là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Chúng chứa đầy chất xơ, ít calo, giá rẻ và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Có nhiều loại đậu bổ dưỡng và ngon, có sẵn để đưa vào chế độ ăn uống như đậu đen, đậu xanh, đậu bắc, đậu Hà Lan…
Ngoài ra, khoai lang cũng là lựa chọn hợp lý cho người bị bệnh tiểu đường. Tinh bột trong khoai lang là loại tinh bột kháng đường, nghĩa là khoai lang sẽ không làm tăng đường huyết nhiều sau khi ăn.
Khoai lang còn có tác dụng giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin và giảm cảm giác đầy hơi chướng bụng. Loại củ này còn có lượng calo tương đối thấp, rất an toàn đối với bệnh nhân tiểu đường.
Bên cạnh đó, khoai lang còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, các loại khoáng chất và carbohydrates, có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa, cải thiện chức năng trao đổi chất của cơ thể.