Ngành thép gặp khó và cơn đau đầu của tỷ phú Trần Đình Long

Các dây chuyền sản xuất thép của Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu đi vào vận hành để nâng sản lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành thép gặp khó khăn chung, liệu đầu ra của thép Hòa Phát có tiếp tục tăng trưởng.
Hòa Phát cho thuê 35 ha đất tại các khu công nghiệp Hòa Phát xuất khẩu gần 123.500 tấn thép ra nước ngoài, Mỹ chiếm 10%

Theo Tập đoàn Hòa Phát, thời gian vừa qua, thép xây dựng Hòa Phát tiến hành dừng và di chuyển toàn bộ nhà máy cán thép tại KCN Như Quỳnh (xây dựng năm 2001) về KCN Phố Nối A, Hưng Yên nhằm tối ưu hóa sản xuất, từ luyện – đúc phôi – cán thép liên hoàn trong cùng một khu. Công suất của nhà máy này hiện khoảng 400.000 tấn/năm, việc di chuyển lắp đặt cho đến thời điểm hiện tại cơ bản đã hoàn thành, đang căn chỉnh và nâng cấp thiết bị để có thể vận hành từ cuối tháng 8, đầu tháng 9 tới.

nganh thep gap kho va con dau dau cua ty phu tran dinh long
Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh trên, các nhà máy thuộc Khu liên hợp tại Hải Dương đã phát huy tối đa công suất, phân bổ sản lượng tăng lên để bù đắp cho dây chuyền tại Hưng Yên, phục vụ thị trường trong nước một cách kịp thời và đầy đủ. Sản lượng tiêu thụ tháng 7 năm nay vẫn tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 7 tháng, thép Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước 1.580.000 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng xuất khẩu là gần 148.000 tấn, tăng 35,2% so với 7 tháng đầu năm 2018. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Campuchia, Nhật Bản, Malaysia, Mỹ và một số quốc gia khác.

Tính riêng tháng 7/2019, thép xây dựng Hòa Phát đạt sản lượng hơn 235.000 tấn, trong đó có 26.800 tấn xuất khẩu. Dây chuyền cán thép số 1 của Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất đóng góp trên 37.000 tấn, chiếm 15,7% sản lượng chung, còn lại là sản lượng từ Khu liên hợp tại Hải Dương.

Thời gian tới, dây chuyền cán thép số 2 công suất 1,2 triệu tấn, thuộc giai đoạn 1 Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất dự kiến sẽ bắt đầu chạy thử và cung cấp sản phẩm cho thị trường phía Nam từ cuối năm nay. Từ cuối năm 2019, đầu 2020, thép xây dựng Hòa Phát sẽ đạt sản lượng trên 4 triệu tấn/năm, trong đó một nửa được sản xuất tại Hải Dương, Hưng Yên và nửa còn lại tại Dung Quất.

Ngoài thép xây dựng, các khu liên hợp thép của Hòa Phát còn cung cấp các loại thép cuộn chất lượng cao, làm nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy rút dây thép, nhà máy sản xuất que hàn, thép dự ứng lực, giúp cho các nhà máy cơ khí trong nước chủ động hoàn toàn nguyên liệu, tránh phụ thuộc hàng nhập khẩu.

Việc các dây chuyền sản xuất thép của Tập đoàn Hòa Phát đi vào vận hành diễn ra trong bối cảnh ngành thép Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, trong đó chủ yếu đến từ việc các thị trường lớn áp các loại thuế, ảnh hưởng của cuộc thương chiến Mỹ - Trung, giá nguyên liệu cũng tăng cao.

“Chưa khi nào ngành thép thế giới và Việt Nam gặp khó khăn như vậy. Giá quặng sắt vượt 120 USD/tấn, gần gấp đôi cùng kỳ năm trước", ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát đã chia sẻ như vậy tại buổi gặp mặt các nhà đầu tư cuối tháng 7/2019.

Trong khi đó, về sản phẩm ống thép, tháng 7/2019, sản lượng đạt 70.600 tấn, đây là mức sản lượng bán hàng cao nhất từ đầu năm đến nay của ông thép Hòa Phát, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, riêng thị trường miền Trung Tây nguyên có tốc độ tăng trưởng cao nhất với 42,1%. Với kết quả này, Ống thép Hòa Phát tiếp tục khẳng định thị phần số 1 Việt Nam chiếm hơn 30% thị phần, vững vàng ở vị trí dẫn đầu.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, Hòa Phát đã cung cấp cho thị trường tổng cộng 433.700 tấn ống thép, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2018. Từ đầu năm đến nay Hòa Phát cũng đã xuất khẩu hơn 12.000 tấn ống thép, tăng 25% so với cùng kỳ. Thị trường xuất khẩu hiện tại của Công ty Ống thép Hòa Phát gồm Bắc Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ, Úc và Mỹ La tinh.

Hậu Lộc

Bình luận

Phiên bản di động