Một bệnh nhân tử vong sau khi ăn thịt lợn cắp nách đã bị chết
Cấp đông triệu tấn thịt lợn đối phó dịch tả châu Phi có khả thi? Giữa dịch tả lợn châu Phi, một xã ở Thanh Hóa cấm bán thịt lợn |
Một bệnh nhân nam tên Cầm Văn H (48 tuổi, trú tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Mã cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhân tử vong sau khi ăn thịt lợn cắp nách đã chết. |
Được biết, ngày 26/6, con lợn cắp nách của gia đình anh H không may bị chết. Thấy tiếc nên anh H đã mổ rồi làm thịt. Trong quá trình giết mổ, anh H liên tục chạm vết thương hở ở cổ tay trái. Đến trưa ngày 27/6, thấy H có biểu hiện sốt cao, khó thở, hôn mê sâu, trên người có nhiều mảng tím nên gia đình đã đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Tại bệnh viện, các bác sĩ nhận định bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng do liên cầu lợn, nghi lây vi khuẩn trong quá trình giết mổ do anh H có vết thương hở ở cổ tay. Dù được điều trị tích cực song anh H đã không qua khỏi, tử vong tại bệnh viện.
Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên. Người bệnh lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh trong quá trình giết mổ hoặc ăn các sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh chưa được nấu chín như gỏi, tiết canh. Thời gian ủ bệnh của liên cầu lợn có thể vài tiếng đến 4 - 5 ngày, thậm chí có người bị bệnh sau 1-2 tuần. Bệnh liên cầu lợn gồm 3 thể: Nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Bệnh diễn tiến rất nhanh, tỉ lệ tử vong có thể lên tới 20%. Nếu chữa khỏi, 40% vẫn để lại di chứng nặng nề, phổ biến nhất là điếc và các di chứng thần kinh, nhiều trường hợp phải cắt cụt tay, chân. Người bệnh cũng có biểu hiện tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, bệnh nhân sốc tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết khiến tay chân hoặc toàn thân tím, đen. Một số trường hợp nguy kịch có diễn biến nhanh và nặng với biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, rối loạn đông máu. |