Khoan tảng băng 2 triệu năm tuổi, sốc với thứ ở bên trong
Những hình ảnh đáng báo động về sự biến mất của các dòng sông băng LHQ kêu gọi hành động trước tình trạng băng tan nhanh trên đỉnh núi |
Khám phá ở Nam Cực được tuyên bố là vô cùng quan trọng để các nhà nghiên cứu hiểu rõ về các điều kiện khí hậu cổ đại của hành tinh.
Các nhà nghiên cứu được dẫn đầu bởi Đại học Princeton ở Mỹ đã trích xuất hai mẫu băng hàng triệu năm tuổi tại vùng đồi Allan Hills ở Nam Cực xa xôi. Các mẫu lõi ở Nam Cực chứa các mẫu khí nguyên thủy bị mắc kẹt bên trong - các bong bóng carbon dioxide (CO2) và metan (CH4) thời tiền sử.
Các nhà nghiên cứu tin chắc rằng lõi băng cũng chính là "những bức ảnh chụp" chưa từng thấy về khí hậu Trái đất từ trước khi con người thống trị thế giới.
Theo tiến sĩ Yuzhen Yan, người đứng đầu nghiên cứu ở Nam Cực, phát hiện này vẽ nên một bức tranh tổng thể về những thay đổi của khí hậu.
Khám phá này đã được trình bày trên tạp chí Nature trong tháng này.
Các lõi hai triệu năm tuổi đã được khoan bởi giáo sư John Higgins của ĐH Princeton.
Giáo sư Higgins trước đây đã khoan ra lõi băng một triệu năm tuổi, vào thời điểm đó, đây là lõi băng lâu đời nhất từng được khôi phục.
Các nhà nghiên cứu đã xác định niên đại lõi băng bằng cách phân tích các đồng vị của khí argon bị mắc kẹt trong băng. Những lõi băng này giúp họ hiểu rõ hơn về chu kỳ băng hà của hành tinh hình thành như thế nào.