Kẻ "ngáo đá" bắt cóc trẻ em ở Bắc Ninh có thể đối mặt với nhiều tội danh

Vụ việc đối tượng dùng dao khống chế bé gái 9 tuổi ở Bắc Ninh sau khi “ngáo đá” tiếp tục cho thấy những hậu quả nghiêm trọng từ tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy. Theo chuyên gia pháp lý, các hành vi nguy hiểm của đối tượng có thể bị xử lý với nhiều tội danh nghiêm trọng theo Bộ luật Hình sự.
Vĩnh Phúc: Bắt giữ đối tượng có biểu hiện “ngáo đá” gây rối và đe dọa hàng xóm Nam thanh niên nghi "ngáo đá" nhảy múa trên nóc nhà ở bến xe Mỹ Đình Ngáo đá đốt xe máy, giết em rể là Phó Đoàn trưởng Đoàn ca kịch Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam

Từ Hải Dương đến Bắc Ninh: Hành trình tội ác trong ảo giác ma túy

Theo Công an tỉnh Bắc Ninh, khoảng 23h ngày 26/3, đối tượng Phan Văn Tuấn mang theo hai con dao gây rối tại Trạm Y tế phường Cổ Thành, Hải Dương. Khi bị công an vây bắt, Tuấn bỏ trốn, khống chế một người đàn ông để ép chở xe máy sang thị xã Quế Võ, Bắc Ninh.

Hình ảnh đối tượng ngáo đá uy hiếp cháu gái 9 tuổi
Hình ảnh đối tượng ngáo đá uy hiếp cháu gái 9 tuổi

Tại đây, khi người bị khống chế hô hoán cầu cứu, Tuấn tiếp tục cướp xe máy tại một quán ăn rồi bỏ chạy. Đến khu vực cửa hàng bánh mì ven Quốc lộ 18 (phường Phượng Mao), đối tượng đột nhập vào nhà dân, dùng dao khống chế cháu bé 9 tuổi và cố thủ trên mái nhà suốt nhiều giờ đồng hồ.

Thời điểm tiếp cận được đối tượng trên mái nhà
Thời điểm tiếp cận được đối tượng trên mái nhà

Lực lượng chức năng đã phải căng mình suốt 4 tiếng đồng hồ để giải cứu cháu bé an toàn và khống chế thành công đối tượng.

Pháp luật xử lý ra sao với hành vi của đối tượng?

Trao đổi với báo chí, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cho rằng: “Đây là vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, hành vi của đối tượng Tuấn mang tính chất liều lĩnh, manh động và nguy hiểm, có dấu hiệu phạm nhiều tội danh”.

Lực lượng chức năng khống chế đối tượng, giải cứu thành công bé gái
Lực lượng chức năng khống chế đối tượng, giải cứu thành công bé gái

Cụ thể, các hành vi có thể bị xử lý hình sự bao gồm: Gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS): do phá phách, gây rối tại trạm y tế; Chống người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS): khi chống trả lực lượng công an; Cướp tài sản (Điều 168 BLHS): do dùng vũ lực cướp xe máy; Bắt giữ người trái pháp luật (Điều 157 BLHS): khống chế cháu bé; Đe dọa giết người (nếu đủ căn cứ).

Theo luật sư Cường, dù đối tượng có biểu hiện mất kiểm soát hành vi do “ngáo đá”, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 13 Bộ luật Hình sự, vì hành vi sử dụng chất ma túy là do đối tượng tự gây ra. Việc ảo giác không làm mất đi năng lực trách nhiệm hình sự nếu không phải do bệnh lý tâm thần.

Cảnh báo hệ lụy xã hội từ ma túy tổng hợp

Vụ việc ở Bắc Ninh tiếp tục là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ người sử dụng ma túy trong cộng đồng. Đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp như đá, thuốc lắc… dễ gây ảo giác, khiến người sử dụng không kiểm soát được hành vi, có thể gây nguy hiểm cho bất kỳ ai.

Đối tượng dương tính với ma tuý
Đối tượng dương tính với ma tuý

Theo TS. LS. Đặng Văn Cường, “Việc coi người nghiện ma túy là bệnh nhân nhằm giúp họ cai nghiện và hòa nhập cộng đồng là chủ trương nhân đạo, nhưng khi người nghiện chưa được kiểm soát, vẫn sinh hoạt tự do trong xã hội, nguy cơ phát sinh hành vi bạo lực, tội phạm là rất cao”.

TS.LS Đặng Văn Cường
TS.LS Đặng Văn Cường

Giải pháp phòng ngừa cần thiết là: Tăng cường giám sát người nghiện ma túy tại cộng đồng, cập nhật thường xuyên danh sách để có biện pháp can thiệp; Áp dụng nghiêm ngặt biện pháp cai nghiện bắt buộc với người có hành vi nguy hiểm; Kiểm soát nguồn cung ma túy, xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép; Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt tại các địa bàn có nguy cơ cao, để người dân nhận thức rõ nguy cơ từ ma túy và chủ động phòng ngừa.

Vụ việc Phan Văn Tuấn là minh chứng rõ ràng về mức độ nguy hiểm của ma túy tổng hợp và sự cần thiết phải xử lý nghiêm minh, triệt để cả về hành vi phạm tội và công tác phòng ngừa xã hội.
Hoa Thành

Bình luận

Phiên bản di động