Bộ trưởng Lê Thành Long:

Hệ thống pháp luật đóng góp thầm lặng vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, hệ thống pháp luật đóng góp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thầm lặng. Khi có được kết quả, dễ bị lẫn trong lĩnh vực khác, nhưng khi có vấn đề xảy ra lại trở thành tâm điểm.
Pháp luật Hà Nội tuần qua: Đẩy mạnh điều tra vụ án đổ dầu thải vào nguồn nước Pháp luật Hà Nội tuần qua: Nhanh chóng tóm gọn nhiều đối tượng phạm pháp Giải tỏa hành lang đường sắt là thực thi pháp luật
he thong phap luat dong gop tham lang vao su phat trien kinh te xa hoi
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Chiều nay (30/10), phát biểu và giải trình làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình được nhiều đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, thời gian qua, công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như việc tổ chức thi hành pháp luật đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ... hết sức quan tâm.

Bộ trưởng Lê Thành Long cho rằng, hệ thống pháp luật cơ bản hoàn thiện ở hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội.

Dẫn chứng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho hay, số liệu thống kê cho thấy, từ 1/1/2016 đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 44 dự án luật, 11 nghị quyết, 1 pháp lệnh. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 576.144 quyết định. Các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành khoảng 2.400 thông tư và thông tư liên tịch. Các địa phương ban hành gần 65.000 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền. Tại kỳ họp này, Quốc hội xem xét thông qua 12 luật, 4 nghị quyết, cho ý kiến 9 dự án luật.

Trong số văn bản ban hành, điểm sáng là có văn bản được ban hành kịp thời như, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, góp phần xử lý nợ xấu; Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi)...

Năm 2019, bức tranh kinh tế chủ yếu là màu sáng, 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội ước đạt và vượt kế hoạch. Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới và Ngân hàng Thế giới, chỉ số về chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam tăng 17 bậc so với năm 2018.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho rằng, hệ thống pháp luật dù còn vấn đề này hay vấn đề khác nhưng có đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào bức tranh kinh tế - xã hội của đất nước.

“Hệ thống pháp luật đóng góp có thể thầm lặng hơn, khó lượng hóa hơn và khi có được kết quả thì có thể dễ bị lẫn ở trong các lĩnh vực khác và thường khi có vấn đề xảy ra rất có thể trở thành tâm điểm.”, Bộ trưởng Lê Thành Long nói.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa nhận, những hạn chế trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thời gian qua, một số văn bản pháp luật bị vướng như: Báo cáo đánh giá tác động môi trường có quy định chưa thống nhất trong Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường; xử lý chậm Luật Quy hoạch; chậm ban hành văn bản có hướng dẫn chi tiết.

“Theo tôi, việc chậm ở đây có liên quan đến quy trình, phải lập đề nghị, xem xét, trình các cơ quan có thẩm quyền và cũng có phần e dè của các cơ quan”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lý giải.

Về nguyên nhân, có cả chủ quan và khách quan như: Chưa có sự chủ động của cơ quan trình; năng lực làm luật có phần còn hạn chế, trong đó có vai trò thẩm định của Bộ Tư pháp…

Thời gian tới, Chính phủ cố gắng sẽ có hệ thống văn bản pháp luật có chất lượng hơn, dễ tiếp thu, tiếp cận hơn.

Trước đó, một số đại biểu cho rằng, hạn chế, tồn tại trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện đưa pháp luật vào cuộc sống cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự chỉ đạo, điều hành đến phát triển kinh tế, quản lý xã hội, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Vì vậy, trong định hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2020, Quốc hội, Chính phủ tập trung đầu tư hơn cả về nhân lực và vật lực để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng làm luật, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động