Luật sư tư vấn:

Hành vi nào được coi là dâm ô và bị xử lý như thế nào?

Mới đây xảy ra việc người đàn ông bị tạm giữ tại phường Quỳnh Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) nghi là dâm ô 2 thiếu nữ. Vậy hành vi vào cấu thành tội dâm ô?
Phê chuẩn QĐ khởi tố nguyên Viện phó Viện KSND TP Đà Nẵng về tội dâm ô

Câu hỏi: Xin hỏi luật sư, hành vi như thế nào có thể cấu thành tội dâm ô? Với tội dâm ô, người phạm tội có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Luật sư tư vấn:

Với câu hỏi của bạn đọc, luật sư Văn phòng Luật Phúc Quang đưa ra giải đáp như sau:

Hành vi dâm ô là người nào dùng mọi thủ đoạn có tính chất loạn dâm dục nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.

Hành vi dâm ô sẽ bị xử lý theo điều 146,Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

e) Tái phạm nguy hiểm.

hanh vi nao duoc coi la dam o va bi xu ly nhu the nao
Hành vi nào được coi là dâm ô và bị xử lý như thế nào? Ảnh minh họa

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Khi phát hiện hành vi nghi là dâm ô, bạn có quyền kiến nghị khởi tố hoặc tố giác tội phạm theo Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sựquy định về việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố như sau:

"2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết"

Như vậy, sau khi nhận được tố giác hoặc kiến nghị giải quyết vụ án hình sự, đối với vụ việc phức tạp thì trong thời hạn tối đa hai tháng Cơ quan điều tra phải thông báo đến bạn kết quả việc có khởi tố vụ án hình sự này hay không.

An Khê
Phiên bản di động