Hải Dương: San lấp ao bằng chất thải từ trạm trộn bê tông
Hải Dương: "Ma trận" đinh vít trên đường QL 37 Hải Dương: Phục hồi điều tra vụ cá chết hàng loạt ở Nam Sách Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Hải Dương: Công nhân bị thương nặng đã tỉnh |
Nhận được thông tin, có mặt tại trạm trộn bên tông Hồng Lạc trên địa bàn phường Nam Đồng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương), phóng viên ghi nhận chiếc xe tải mang BKS 34C - 120.31 với biển hiệu Hồng Lạc đang được máy xúc chất tải vật liệu không xác định lên xe.
Phần diện tích ao đang bị san lấp trái phép. |
Sau đó, chiếc xe này di chuyển ra đường QL 5 hướng Hà Nội - Hải Phòng, rồi rẽ vào bãi đỗ container thuộc địa phận xã Hồng Lạc (Thanh Hà, Hải Dương). Tại đây, xe tải tiến hành đổ và nhanh chóng rời đi, để lại đống chất thải có màu nâu xám (nghi là đất có lẫn nhiều chất thải từ trạm trộn bê tông).
Xe tải đổ chất thải từ trạm bê tông thành đống để tiến hành san lấp ao. |
“Hàng ngày thấy xe tải chở chất thải vào khu vực bãi container để đổ và san lấp ao mà không bị cơ quan chức năng xử lý. Nếu cứ dùng chất thải của trạm trộn bê tông để san lấp thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, nhất là về nguồn nước ngầm sau này bị ô nhiễm thì ai sẽ lài người chịu trách nhiệm?”, một người dân sống tại địa phương phản ánh.
Chất thải rắn có màu xám được vận chuyển từ trạm bê tông Hồng Lạc về để san lấp ao. |
Trao đổi thông tin phóng viên, ông Hào - Chủ tịch UBND xã Hồng Lạc cho biết: "Ao ở đó là đất vườn 50 năm, người ta san lấp là chuyện bình thường. Còn việc người ta lấp bằng chất gì thì phải xác định, chứ không phải chất gì cũng được đổ xuống. Việc này anh chưa nắm được, để anh và các anh em xuống xác minh".
Ngày 13/7/2020, UBND xã Hồng Lạc mới tiến hành kiểm tra và lập biên bản. Cụ thể, bãi container trên thuộc quản lý của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Đang (trú tại thôn Đoài, xã Hồng Lạc, huyện thanh Hà, tỉnh Hải Dương). Bà Đang đã tự ý san lấp ao khoảng 460m2 bằng đất thừa trong bãi chứa vật liệu xây dựng ở trạm trộn bê tông. Hành vi này đã vi phạm quy định của pháp luật, làm biến dạng địa hình, suy giảm chất lượng đất diện tích 460m2, buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đến trước ngày 31/7.
Như vậy, việc tận dụng đất thừa của trạm trộn bê tông không rõ chất lượng để san lấp mặt bằng mà không được xử lý theo quy định sẽ gây nguy hại đến môi trường. Với bất kỳ loại chất thải nào thì cũng phải được tập kết và đưa về đổ đúng địa điểm đã được quy hoạch để xử lý theo quy định và phải đóng phí xử lý môi trường.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 9, Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18-11-2016, hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 2 triệu - 5 triệu đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường dưới 1.000 kg. Trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg: phạt tiền 5 triệu - 10 triệu đồng. Từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg: phạt tiền từ 10 triệu - 15 triệu đồng. Từ 100.000 kg trở lên: phạt tiền từ 200 triệu - 250 triệu đồng... |