Hà Nội: Đường vành đai "nghìn tỷ" dần lộ diện sau 2 năm thi công

Dự án đường vành đai 2 trên cao Ngã Tư Sở - cầu Vĩnh Tuy dài 5 km, tổng mức đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng đang trong quá trình gấp rút hoàn thiện để đưa vào hoạt động.
Phân luồng giao thông xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2 Tài xế và hành khách đánh nhau chảy máu trên đường vành đai 3 Bắc Giang: Dân "lĩnh" đủ hậu quả do nhà thầu thi công chậm tiến độ tại dự án kết nối đường Vành đai 4

Video toàn cảnh tuyến đường Vành đai 2 trên cao Ngã Tư Sở - cầu Vĩnh Tuy

Chặng từ Ngã Tư Sở tới Ngã Tư Vọng là một đoạn tuyến trong tổng thể Dự án đường vành đai 2 - tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội (tổng chiều dài 43,6 km), chạy qua địa bàn các quận Long Biên, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đông Anh.

Hà Nội: Đường vành đai
Tuyến đường vành đai 2 trên cao, đoạn tuyến từ Ngã Tư Sở tới Vĩnh Tuy, đang hoàn thiện toàn bộ dọc phần đường Trường Chinh (giới hạn bởi Ngã Tư Sở tới Ngã Tư Vọng, khoảng 2 km).
Hà Nội: Đường vành đai
Việc mở rộng và xây đường trên cao được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề quá tải về hạ tầng cho khu vực cũng như mật độ chung cư xung quanh.
Hà Nội: Đường vành đai
Dự án có vai trò kết nối quan trọng của Hà Nội với các địa phương lân cận. Chỉ tính trong nội thành, hai bên đường có mật độ dân cư đông đúc, những năm gần đây phải gánh thêm hàng chục chung cư cao tầng.
Hà Nội: Đường vành đai
Các hạng mục gồm: cầu chính (bề mặt 19 m), cầu dẫn (bề mặt 7 m) và các nhánh dẫn kết nối với đường bên dưới tại 3 vị trí là cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.
Hà Nội: Đường vành đai
Phần trên cao được thảm xong mặt đường, công nhân đã kẻ các vạch sơn trắng phân làn dọc tuyến. Hình ảnh tại ngã tư Lê Trọng Tấn - Tôn Thất Tùng (quận Đống Đa).
Hà Nội: Đường vành đai
Hà Nội: Đường vành đai
Nhiều vị trí các lô cốt, hàng rào tôn quây công trường đã được tháo dỡ.
Hà Nội: Đường vành đai
Phần chân các cột đỡ ở điểm giao nhau nguy hiểm đã được sơn vẽ, báo hiệu cho người tham gia giao thông khi lưu thông trên đường
Hà Nội: Đường vành đai
Phần hệ thống công trình dưới đường Vành đai vẫn đang được công nhân tích cực hoàn thiện
Hà Nội: Đường vành đai
Các phương tiện di chuyển trên đường Vành đai 2 có thể đạt vận tốc tối đa cho phép là 80km/h
Hà Nội: Đường vành đai
Đây cũng là dự án đường trên cao đầu tiên ở Hà Nội sử dụng công nghệ thi công cầu bê-tông cốt thép trên đà giáo di động, đổ dầm trực tiếp và không phải vận chuyển dầm bê-tông bằng xe hạng nặng tới công trình.
Hà Nội: Đường vành đai
Điểm đầu của đường Trường Chinh, đoạn gần Ngã Tư Vọng. Xe cộ lưu thông thời gian này đã dần trở nên dễ dàng, thông thoáng hơn.
Hà Nội: Đường vành đai
Phần đường trên cao tạm dừng lại tại điểm đầu đường Trường Chinh, nơi giao cắt với đường Giải Phóng.
Hà Nội: Đường vành đai
Các hạng mục nhỏ đều được công nhân tỉ mỉ chỉnh sửa, mang tới diện mạo hoàn hảo nhất cho tuyến đường Vành đai 2 trên cao
Hà Nội: Đường vành đai
Trước đó, trong quá trình thi công dự án gặp rất nhiều khó khăn về mặt bằng và giao thông, do địa hình chật hẹp, lại nằm trên trục đường có lưu lượng giao thông rất lớn.
Hà Nội: Đường vành đai
Chặng từ cầu Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở còn được coi là khu vực quan trọng nhất bởi có mật độ phương tiện dày đặc hàng giờ mỗi ngày. Vào giờ cao điểm, đường Trường Chinh là một trong những điểm đen về tình trạng ùn tắc giao thông.
Hà Nội: Đường vành đai
Đoạn tuyến đường vành đai 2 trên cao có điểm đầu tiếp giáp phía nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở (cuối đường Trường Chinh). Tổng chiều dài đoạn tuyến xấp xỉ 5,1 km, vốn đầu tư khoảng 9.400 tỷ đồng. Dự án được thực hiện theo hình thức hợp tác công tư, loại hợp đồng BT. Trong đó 4.194 tỷ đồng chi cho giải phóng mặt bằng.

Trước mắt, sắp tới thành phố sẽ cho thông xe từ đây tới Ngã Tư Sở để giảm tải cho đường phía dưới, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông ở tuyến huyết mạch này trong nhiều năm qua.

Phạm Mạnh
Phiên bản di động