Giữ nét xưa trong lòng Tết hiện đại

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, truyền thống gói bánh chưng vẫn luôn tồn tại và là một trong những văn hóa khơi gợi vị Tết đậm đà, rõ ràng nhất với những người con đất Việt.
"Nét xưa” Hà Nội được tái hiện ở Hội báo toàn quốc 2019Lau dọn bàn thờ đúng cách, rước tài lộc vào nhà Học sinh thi tài gói bánh chưng

Theo truyền thuyết “Bánh chưng, bánh dày”, vào đời Hùng Vương thứ 6, nhân dịp giỗ tổ, vua Hùng triệu tập các quan Lang (các con của nhà vua) đến và truyền rằng: vị quan Lang nào tìm được món lễ vật dâng lên tổ tiên hợp ý với nhà vua sẽ được nhà vua nhường ngôi.

giu net xua trong long tet hien dai
Bánh chưng truyền thống được gói bằng 5 lá dong

Lang Liêu (có thuyết gọi là Lang Lèo) là người nghèo khó nhất trong các vị quan Lang. Không tìm được sản vật quý hiếm, chàng dùng những nông sản thường ngày gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong để tạo ra bánh chưng, bánh dày với ý nghĩa tượng trưng cho trời và đất làm lễ vật.

giu net xua trong long tet hien dai
Chọn lạt giang giúp cho bánh chưng được buộc mềm dẻo mà chắc

Với 2 món bánh dâng lên rất hợp ý vua Hùng, Lang Liêu được truyền ngôi. Từ đó, bánh chưng, bánh dày trở thành lễ vật không thể thiếu trong các nghi thức thờ cúng tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta.

giu net xua trong long tet hien dai
Thịt lợn được chọn lựa kỹ, thái thành các miếng vừa vặn và tẩm ướp gia vị
giu net xua trong long tet hien dai
Bánh chưng phải gói chắc tay, không quá chặt cũng không quá lỏng

Bánh chưng là biểu tượng không thế thiếu trong dịp Tết cổ truyền dân tộc Việt Nam. Không có một nơi nào trên thế giới có được sự độc đáo với tục gói bánh chưng xanh cúng tổ tiên ngày Tết như dân tộc Việt Nam. Tục gói bánh chưng ngày Tết, một nét đẹp văn hóa, đã trường tồn với thời gian, ngấm vào máu thịt và tâm trí của mỗi người con đất Việt mỗi khi Tết đến Xuân sang.

Phạm Mạnh - Hoài An
Phiên bản di động