Đừng để Tết đến phải sợ… ăn

Ngày Tết, vấn đề lớn của nhiều gia đình là các món nhiều đạm ít rau gây ngán, thịt luộc nhiều. Vậy làm sao để có một cái Tết tươi mới không nặng nề ăn uống?
Nỗi niềm giáo viên nhận thưởng Tết bằng dầu ăn, nước mắm Tết nguyên đán 2021 sẽ cấm chơi đào rừng Không in tiền mới mệnh giá nhỏ dịp Tết Tân Sửu

Trong văn hóa của người Việt, Tết là thời khắc rất thiêng liêng, đồng thời là khoảng thời gian vui vẻ, đầm ấm nhất trong năm của mọi gia đình Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu, Tết ra đời trong một xã hội nông nghiệp khi cái ăn là cái lo. Bởi vậy, người ta trông chờ Têt là mong được ăn no. Thế nên cái ăn được đề cao, được chăm chút trong ba ngày Tết và trở thành câu cửa miệng là “ăn Tết”. Những món ăn cổ truyền như thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng, giò, gà, nem, canh măng, cánh bóng… trở thành một phần kí ức của những cái Tết thiếu thốn mà vui vẻ.

Đừng để Tết đến phải sợ… ăn
Một mâm cúng ngày Tết

Trong tâm thức phải giữ gìn những gì thuộc về văn hóa truyền thống, người Việt vẫn chăm chút bữa ăn ngày Tết, ngày sum họp bằng những những món ăn trong kí ức và thêm cả những đặc sản bốn phương mà quên mất rằng cuộc sống ngày nay đã rất đủ đầy. Những mâm cao cỗ đầy mang tới niềm vui khi xưa lại trở thành một nỗi niềm ám ảnh.

Có không ít tiếng thở dài khe khẽ, thở than về nỗi sợ “ăn Tết” theo đúng nghĩa đen. Nào là “bội thực” đồ Tết, nào sợ ngấy, sợ ngán… Không ít người chưa kịp hết ba ngày Tết đã vội nhao ra đường bởi chán cơm nhà, thèm đồ hàng quán để “giải ngán”.

Nhưng việc “ăn Tết” có tội tình chi? Các nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định, trong “ăn Tết”, cái ăn chỉ là một phần nhỏ tạo nên cái Tết. Hương vị Tết còn là những gì mang nét đẹp tinh thần, là tín ngưỡng và những giá trị nhân văn truyền thống.

Đừng để Tết đến phải sợ… ăn
Sự kết nối với quá khứ là một ý nghĩa quan trọng của Tết

Trên trang facebook cá nhân, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều từng chia sẻ về 5 bí mật của Tết. Đó là sự khơi mở tình yêu quê hương, kết nối với quá khứ, sự bền vững của gia đình, sự hàn gắn và niềm hi vọng.

Tết là dịp thiêng liêng trong năm để người ta nghỉ ngơi, nhìn lại một năm công việc, tình cảm gia đình; là dịp để mọi người thăm hỏi, siết chặt tình thân; là dịp để con người tận hưởng khoảnh đất trời giao hòa mang tới sự tươi mới cho khí trời, cho cỏ cây hoa lá mùa xuân.

Sự nhầm tưởng về “ăn Tết” theo nghĩa đen khiến người ta đề cao giá trị vật chất mà quên mất rằng Tết chỉ ý nghĩa và được trân trọng khi mang lại niềm vui, những giá trị hạnh phúc cho mỗi người.

Chúng ta cần gì ở mâm cơm Tết? Đó là cảm giác được trở về bên những người thân yêu, được ngồi bên nhau ăn một bữa cơm và hỏi han nhau đủ thứ chuyện trên trời dưới bể, bù lại khoảng thời gian xa cách. Đó là những tiếng cười rộn rã, là sự xôm tụ mà chỉ Tết mới có.

Để những thành viên gia đình hạnh phúc bên mâm cơm ngày Tết, chúng ta có thể thay đổi món ăn, thay đổi cách thức chuẩn bị một mâm cơm ngày Tết. Việc cúng ba ngày Tết cũng có thể đơn giản hóa như cúng đồ ngọt hay hoa quả.

Truyền thống dân tộc vốn chẳng sinh ra Tết để người người phải kêu khổ vì ăn. Cứ cắt bớt hết rườm rà, cầu kỳ lễ nghĩa, bỏ bớt nghĩa vụ lo toan, và hãy thêm những gia vị háo hức hân hoan để những kí ức về Tết luôn vui tươi, lấp lánh.

Huyền My
Phiên bản di động