Đưa học sinh đến bãi rác học kỹ năng sống
Lồng bè trái phép, rác thải bủa vây vịnh Mân Quang Đà Nẵng Ngàn tấn rác tràn xuống Đà Lạt: Cảnh sát môi trường cần điều tra làm rõ Chuyên gia quốc tế khuyên Việt Nam sớm chấm dứt chôn lấp rác |
Ông Suladi (62 tuổi), sĩ quan cảnh sát đã nghỉ hưu của tiểu khu Kebonsari cho biết, vào tuần trước, 3 giáo viên của Trường Trung học Kolese De Britto Yogyakarta đã đến gặp ông và bày tỏ mong muốn gửi học sinh đến tìm hiểu về cuộc sống của những người lao động bằng cách cùng họ phân loại và tái chế rác thải.
Thông qua hoạt động này, nhà trường mong muốn giúp học sinh thấu hiểu những người xung quanh, biết quan tâm và cảm thông, giúp đỡ người khác.
30 học sinh nam đã đến giúp đỡ những công nhân bãi rác từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều
30 học sinh nam của trường đã đến giúp đỡ những công nhân bãi rác từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều, nghỉ trưa một tiếng. Công việc này sẽ kéo dài 5 ngày. Các em được cung cấp 3 bữa ăn/ ngày. Trong thời gian này, học sinh sẽ phải ngủ tại nhà của những người nhặt rác, không được tiếp xúc với các thiết bị điện tử và phải ghi chép lại nhật ký làm việc.
Từ chai, cốc nhựa, túi nilong và giấy, học sinh sẽ được dạy cách phân loại và đâu là loại rác thải có thể bán được. Các vật liệu này được sắp xếp, sau đó đóng gói và đem đi cân.
Anzelmus William, học sinh lớp 11 ở Bekasi, Tây Java chia sẻ: "Em đã bị sốc trong lần đầu tiên đến đây. Em không thể nào ăn được vì mùi thức ăn hòa quyện với mùi rác. Tuy nhiên sau 3 ngày, em đã thích nghi vì hiểu rằng, để có một bữa ăn như thế quả không dễ dàng", Anzelmus chia sẻ.
Từ chai, cốc nhựa, túi nilong và giấy, học sinh sẽ được dạy cách phân loại
"Em hiểu rằng cha mẹ đã phải làm việc vất vả để nuôi các con. Em biết quý trọng hơn những bữa cơm cha mẹ chuẩn bị. Trước đây, đôi khi em cảm thấy chán ghét và thích ăn ở bên ngoài hơn, mặc dù việc chuẩn bị bữa ăn không hề dễ dàng. Sau hoạt động này, em sẽ về nhà xin lỗi bố mẹ và ăn hết những món mẹ nấu”, nam sinh lớp 11 bày tỏ.
Ngoài ra, Anzelmus tâm sự thêm, trải nghiệm này đã giúp cậu hiểu hơn về cuộc sống vất vả của những người công nhân tại đây.
"Để thành công, chúng em phải làm việc chăm chỉ, trung thực và không ngần ngại giúp đỡ người khác".
Sau hoạt động này, ông Suladi chia sẻ, bản thân ông rất vui mừng khi có một trường học sẵn sàng dạy kỹ năng sống cho học sinh tại những nơi không mấy ai quan tâm như bãi rác.
"Ngày nay, mọi thứ đến với người trẻ quá dễ dàng. Chính vì vậy, nhiều em dễ hư hỏng và dính vào tệ nạn, phụ thuộc vào Internet".
"Tôi hy vọng rằng sau trải nghiệm này, những thế hệ tương lai của Indonesia sẽ trân trọng đồng tiền, chăm chỉ làm việc, tôn trọng cha mẹ. Và nếu một ngày nào đó, họ trở thành quan chức nhà nước, họ sẽ trở thành những người không tham nhũng", ông Suladi nói.