Điểm mặt thủ phạm gây mỡ bụng
Tác hại của mỡ bụng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây bất tiện trong việc lựa chọn quần áo và gia tăng nguy cơ bệnh tật. Dưới đây là nguyên nhân gây béo bụng.
Chế độ ăn
Thực phẩm chứa đường, như bánh ngọt và kẹo, và đồ uống, như nước ngọt và nước trái cây, có thể: gây tăng cân, làm chậm chuyển hóa, giảm khả năng đốt mỡ
Chế độ ăn ít đạm, nhiều chất bột đường cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng. Protein giúp chúng ta no lâu hơn, và những người không ăn protein từ thịt nạc có thể ăn nhiều thức ăn hơn.
Đặc biệt, chất béo trans có thể gây viêm và dẫn đến béo phì. Chất béo trans có trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm đồ ăn nhanh và bánh nướng...
Các chuyên gia khuyến cáo nên thay thế chất béo trans bằng các thực phẩm lành mạnh từ ngũ cốc nguyên hạt, chất béo không bão hòa chuỗi đơn và chất béo không bão hòa chuỗi đa.
Nguồn dinh dưỡng tốt và rất nhiều chất xơ là cần thiết để cải thiện điều kiện tiêu hóa như đầy hơi, viêm, táo bón. Rau lá xanh, ngũ cốc và bột mì là những nguồn chất xơ tự nhiên.
Thức ăn nhanh có thể gây mỡ bụng.
Thiếu ngủ
Không ngủ đủ khiến lượng cortisol (hormone gây căng thẳng) tăng lên và dẫn đến thèm thực phẩm có đường.
Muốn duy trì mức độ cortisol bình thường bạn cần
ngủ đủ mỗi đêm. Khi đó không chỉ cân bằng được lượng cortisol mà còn thúc đẩy sản xuất leptin, một loại hoóc môn giúp cơ thể kiểm soát sự thèm ăn. Ngủ đủ từ 7 –8 tiếng mỗi đêm để thoát khỏi tình trạng béo bụng.
Uống nhiều bia rượu
Uống nhiều bia rượu có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, bao gồm bệnh gan và viêm.
Bia rượu là một thức uống có chứa hàm lượng calo cao. Khi tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến việc dư thừa lượng calo trong cơ thể. Ngoài ra, nhiều người có xu hướng ăn nhiều khi họ uống bia và đây cũng là nguyên nhân gây tăng lượng calo trong cơ thể.
Bất kì loại đồ uống có cồn nào cũng sinh ra béo bụng trong đó các loại rượu bia đều chứa calo. Dù vậy lượng calo trong rượu mạnh sẽ ít hơn nên quá trình béo bụng diễn ra lâu hơn. Mỡ bụng do uống bia thường được gọi là mỡ nội tạng, hàm lượng mỡ nội tạng quá lớn sẽ tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường type 2, ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết và ngừng thở khi ngủ cũng tăng lên.
Cần cắt giảm lượng cồn vì chỉ cần uống 3-4 lần/tuần thì vòng bụng của bạn sẽ phình to.
Nếu bạn sở hữu một bụng bia, hãy gặp bác sĩ ngay để tư vấn cách giảm cân và cải thiện sức khỏe toàn diện. Bia và rượu đều làm béo bụng nên hãy hạn chế cả hai. Giảm bớt khẩu phần bia, rượu nạp vào cơ thể. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn là một cách quan trọng giúp bạn giảm béo bụng.
Tuy nhiên, các chất béo tốt như bơ, các loại hạt và dầu cá vẫn được khuyến khích. Tăng cường các thực phẩm tươi như cá, trứng, thịt hữu cơ và rau xanh.
Do ít vận động
Những người bị mỡ bụng thường do cuộc sống ít vận động, gắn liền với công việc bàn giấy phải ngồi nhiều. Ít tập thể dục cộng với thói quen ăn nhiều đường và carbohydrate tinh chế trong các sản phẩm như bánh quy, bánh ngọt và bánh mì trắng hoặc dựa vào các tinh bột như mì ống, gạo thì bạn có thể bị béo bụng kèm theo béo ở chân và hông.
Tập thể dục là chìa khóa để bạn chữa béo bụng. Đơn giản chỉ cần đi bộ dài, ngồi xổm… tại nhà hoặc tập yoga.
Stress
Một hormone steroid được gọi là cortisol giúp cơ thể kiểm soát và đối phó với stress. Khi chúng ta lâm vào tình thế nguy hiểm hoặc chịu nhiều áp lực, cơ thể sẽ giải phóng cortisol, và điều này có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa.
Nhiều người thường tìm đến đồ ăn để giải tỏa stress, và cortisol khiến lượng calo thừa lưu lại quanh bụng và các vùng khác của cơ thể để sử dụng sau này.
Tại sao mỡ bụng lại nguy hiểm? Mỡ bụng là từ dùng để chỉ mỡ xung quanh bụng. Có hai loại mỡ bụng: Nội tạng: Mỡ bao quanh các cơ quan nội tạng. Dưới da: Là mỡ nằm dưới da bụng. Các biến chứng sức khỏe từ mỡ nội tạng có hại hơn là mỡ dưới da. Có thể thực hiện những thay đổi lối sống và chế độ ăn uống để giảm mỡ bụng. Thừa cân là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiều bệnh nặng. Mỡ bụng thừa có thể làm tăng nguy cơ: bệnh tim, đau tim, huyết áp cao, đột quỵ, đái tháo đường týp 2, hen, ung thư vú, ung thư đại tràng, Alzheimer và các loại sa sút trí tuệ khác. |