e magazine
17/02/2024 07:00
Day dứt Vị Xuyên...

17/02/2024 07:00

Tháng Hai, đặt chân lên mảnh đất Hà Giang, ngắm nhìn cành đào còn vương sắc thắm trên những triền núi cao, trong lòng chúng tôi trào dâng một niềm cảm xúc khó tả. Để có được sắc xuân tươi đẹp ấy, 45 năm trước, hơn 4.000 cán bộ, chiến sỹ đã kiên cường “bám đá đánh giặc” trên mặt trận Vị Xuyên, hy sinh để bảo vệ vùng biên cương Tổ quốc.

Vị Xuyên

Day dứt Vị Xuyên...

Tháng Hai, đặt chân lên mảnh đất Hà Giang, ngắm nhìn cành đào còn vương sắc thắm trên những triền núi cao, trong lòng chúng tôi trào dâng một niềm cảm xúc khó tả. Để có được sắc xuân tươi đẹp ấy, 45 năm trước, hơn 4.000 cán bộ, chiến sỹ đã kiên cường “bám đá đánh giặc”, hy sinh để bảo vệ vùng biên cương của Tổ quốc.

***

Ký ức day dứt…

Nghĩa trang Vị Xuyên những ngày tháng Hai thoảng hương trầm. Hòa trong dòng người về đây tưởng nhớ những người lính Vị Xuyên năm nào ngoài những thân nhân liệt sỹ còn có cả các cựu chiến binh từng một thời chiến đấu trên mảnh đất này.

Mặt trận Vị Xuyên là chiến trường ác liệt chống quân xâm lược Trung Quốc, diễn ra trong suốt 10 năm (1979-1989), đặc biệt trong giai đoạn từ 1984-1989. Trong ký ức của những người lính Vị Xuyên may mắn còn sống sót, tiếng súng rạng sáng ngày 17/2/1979 của Trung Quốc, mở đầu cho cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc kéo dài 10 năm trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Quyền Tư lệnh Quân khu 2, Trưởng ban Liên lạc toàn quốc cựu chiến binh Mặt trận Vị Xuyên nhận định, đây là cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn nhất kể từ sau khi Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ năm 1975. Ác liệt nhất, có đợt chỉ trong 3 ngày Trung Quốc đã bắn hơn 100.000 quả đạn đại bác vào khu vực Vị Xuyên. Để giữ vững biên cương, 9 sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn, tiểu đoàn trực tiếp tham chiến tại mặt trận Vị Xuyên.

Day dứt Vị Xuyên...

Những trận đánh giữ đất của bộ đội Việt Nam diễn ra vô cùng quyết liệt trên các cao điểm 1509, 1100, 772, 685, Đồi Đài, Cô Ích, Bốn Hầm... Chiến tranh kết thúc, có cao điểm bị bạt đi hơn 3m vì đạn pháo, ác liệt đến mức được gọi là "lò vôi thế kỷ". Ngày 4/3/1979, trước sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta, chúng đã phải nhanh chóng rút quân trở về nước sau những thất bại nhục nhã.

Để có được phên dậu yên bình, hơn 4.000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Phần lớn họ trên dưới 20 tuổi. Đến nay còn hơn 2.000 liệt sĩ nằm rải rác khắp chiến trường Vị Xuyên chưa quy tập được hài cốt.

Thắp xong nén nhang cho đồng đội ở Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, cựu chiến binh Lê Ngọc Toan (Đoan Hùng – Phú Thọ) xúc động kể lại những kỷ niệm chiến đấu cùng đồng đội năm xưa. "Bạn bè tôi, người đã hy sinh, người may mắn sống sót thì ngày ngày đối mặt với nỗi đau bệnh tật. Dù vậy, tên tuổi và sự hy sinh của họ sẽ mãi trở thành bất tử" - ông nói.

Day dứt Vị Xuyên

  1. Cựu chiến binh Lê Ngọc Toan xúc động kể lại kỷ niệm về đồng đội cùng chiến đấu tại điểm Phong Quang (Vị Xuyên - Hà Giang)

Là lính trinh sát của Lữ đoàn 168 chiến đấu tại địa bàn xã Phong Quang, Vị Xuyên từ năm 1985, ông Lê Ngọc Toan cho biết, điều mà ông đau xót nhất là đã chứng kiến đồng đội hy sinh và trải qua những giây phút chôn cất những người kề vai sát cánh cùng ông trong suốt trận chiến. “Tôi đã trở lại Vị Xuyên nhiều lần, năm nào cũng cùng đồng đội đi tìm mộ nhưng vẫn không tìm được hài cốt của anh em cùng đơn vị mà chính tôi chôn cất năm xưa. Điều đó khiến tôi day dứt trong từng giấc ngủ” – ông Toan bật khóc nức nở.

Phong Quang hôm nay

Trở về trận địa Phong Quang trong những ngày tháng Hai này, cựu chiến binh Đặng Hồng Liên bồi hồi, xúc động khi diện mạo nơi đây đã thay đổi nhiều sau hơn 40 năm. Ông Liên kể lại, năm xưa, mặt trận Vị Xuyên, trong đó có địa bàn xã Phong Quang là nơi cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc diễn ra ác liệt. Các cán bộ, chiến sỹ của 2 Lữ đoàn 168 và 297 đóng chân trên địa bàn xã Phong Quang, cùng với Nhân dân các dân tộc anh dũng chiến đấu; 21 cán bộ, chiến sỹ của Lữ đoàn Pháo binh 168 và 7 chiến sỹ Lữ đoàn Pháo phòng không 297 đã hy sinh, nhiều cán bộ, chiến sỹ bị thương trong giai đoạn từ 1979 – 1989.

Day dứt Vị Xuyên

  1. Ông Đặng Hồng Liên trong lần trở về thăm chiến trường Vị Xuyên

“Mỗi lần trở lại thăm chiến trường xưa, chúng tôi lại được bà con các dân tộc của huyện Vị Xuyên nói chung và bà con các dân tộc của xã Phong Quang nói riêng tiếp đón ân cần, chu đáo. Diện mạo xã Phong Quang ngày một khởi sắc, đời sống kinh tế của bà con ngày một nâng cao khiến chúng tôi ấm lòng”- ông Liên xúc động kể.

Day dứt Vị Xuyên

  1. Nhà bia tưởng niệm Phong Quang
  2. "Mấy chục năm qua đi, chúng tôi vẫn không thôi day dứt vì những đồng đội còn nằm lại trên mảnh đất Vị Xuyên mà chưa tìm thấy hài cốt"

    - CCB Đặng Hồng Liên-

Bồi hồi khi nhắc lại kỷ niệm cũ, người cựu chiến binh già nói tiếp: “Mấy chục năm qua đi, chúng tôi vẫn không thôi day dứt vì những đồng đội còn nằm lại trên mảnh đất Vị Xuyên mà chưa tìm thấy hài cốt. Bằng tình cảm và lòng biết ơn vô hạn đối với người đã ngã xuống để quê hương có ngày hôm nay, chúng tôi đã vận động bà con, bạn bè để xây dựng Nhà bia Liệt sỹ xã Phong Quang. Công trình hơn 200m2 này đã được hoàn thiện, ghi danh tên 37 liệt sỹ, gồm 28 liệt sỹ của các Lữ đoàn 168 và 297 và 9 Liệt sỹ của xã Phong Quang hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây sẽ là một “địa chỉ đỏ” để Nhân dân và thân nhân đến thắp hương, tưởng nhớ các liệt sỹ, qua đó, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau này”.

Day dứt Vị Xuyên
  1. Các cựu chiến binh Lữ đoàn 168 và 297 trong buổi khánh thành Nhà bia tưởng niệm Phong Quang

Nặng nghĩa tri ân

Nhiều năm nay, Vị Xuyên trở thành “địa chỉ đỏ” để cán bộ, biên tập viên, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô viếng thăm, khắc ghi và tri ân thế hệ cha anh đi trước, đồng thời noi gương học tập, bồi đắp lý tưởng cách mạng. Trở lại Vị Xuyên lần nào, đoàn công tác của Báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng đều dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Vị Xuyên.

Day dứt Vị Xuyên

  1. Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô Nguyễn Mạnh Hưng thắp hương tri ân các liệt sỹ tại nghĩa trang Vị Xuyên

Để tri ân những đóng góp lớn lao của người dân Hà Giang nói chung, Vị Xuyên nói riêng, trong chuyến công tác vừa qua, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tặng quà cho 50 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá 25 triệu đồng. Ngoài ra, Báo phối hợp với Cty TNHH Một thành viên Khoáng sản Vôi Việt, trường THPT Việt Đức trao tặng: Công trình thắp sáng cột điện năng lượng mặt trời xã Thái An, huyện Quản Bạ trị giá 100.000.000 đồng; hỗ trợ 50.000.000 đồng cho Tỉnh đoàn Hà Giang thực hiện chương trình an sinh xã hội; tặng nhà trường (khăn quàng đỏ; bộ trống Đội): 10.000.000 đồng; 120 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo: 84.000.000 đồng. Tổng giá trị là 279 triệu đồng.

Day dứt Vị Xuyên

  1. Đoàn công tác của Báo Tuổi trẻ Thủ đô dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên

Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng biên tập Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhấn mạnh: “Tại mảnh đất Vị Xuyên, còn nhiều thương binh hàng ngày vẫn mang trên mình nỗi đau bởi vết thương bom đạn, hàng nghìn mộ liệt sĩ chưa có tên trong nghĩa trang, hàng nghìn héc-ta đồi núi đến nay vẫn còn vật liệu nổ làm ảnh hưởng đến cuộc sống Nhân dân. Càng tự hào về diện mạo đổi thay của vùng đất địa đầu Tổ quốc ngày hôm nay, thế hệ trẻ càng không được phép quên những hy sinh xương máu của cha anh cách đây hơn 40 năm”.

Day dứt Vị Xuyên...

  1. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trao tặng quà cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Vị Xuyên (Hà Giang).
  2. Bài:Thái Sơn; Ảnh: PHạm Mạnh

  3. Ấm tình đồng đội ở Vị Xuyên Ấm tình đồng đội ở Vị Xuyên
    Nghĩa tình với Hà Giang Nghĩa tình với Hà Giang
    Nghĩa trang Vị Xuyên - Những ngày tháng 7... Nghĩa trang Vị Xuyên - Những ngày tháng 7...

Thái Sơn