"Cú hích" để Thủ đô phát triển

Đó là khẳng định của đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế khi đến thăm Hà Nội và dự buổi lễ Mít tinh kỉ niệm 20 năm Hà Nội được công nhận là “Thành phố vì hoà bình” diễn ra ngày 13/7.  
Tháo điểm nghẽn cho Thủ đô

Cách Hà Nội duy trì sự bền vững

Tuy không sinh ra ở Hà Nội nhưng cụ bà Nguyễn Thị Huệ, phố Lò Đúc (Tuyên Quang) lại lớn lên chứng kiến sự đổi thay, vui buồn với Thủ đô. Bà cho biết: “Ngày 16/7/1999 Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của liên hợp quốc (UNSECO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hoà bình” tại Thủ đô La Paz, đất nước Bolivia. Lúc đó dân số Hà Nội ở mức 2,5 triệu người, bây giờ dân số tăng gấp 3 lần với mức tăng trưởng trung bình 200.000 người/năm. Không chỉ mở rộng địa giới hành chính, gia tăng dân số, Hà Nội bây giờ to đẹp và khang trang hơn. Về Hà Nội hôm nay, người ta cảm nhận được một thành phố đa sắc màu với các loại hình kinh tế phát triển mạnh mẽ”.

Không chỉ là người con đất Việt, bạn bè quốc tế cũng nhận thấy sự “thay da đổi thịt” của Hà Nội. “Sau 20 năm, Hà Nội bây giờ đã có nhiều thay đổi. Chúng tôi đã thấy một thành phố mở cửa, một Thủ đô hội nhập năng động. Chúng tôi cũng thấy một Việt Nam hiện đại, trẻ trung, tự tin và đầy trách nhiệm”, ông Firmiin Edouard Matoko, Trợ lý Tổng giám đốc phụ trách đối ngoại, đại diện Tổng giám đốc UNSECO vui mừng nói sau 20 năm .

Trên thực tế, với vai trò là đầu tàu kinh tế phía Bắc, năm 2018, Hà Nội thu hút đầu tư nước ngoài, đạt hơn 6,7 tỷ USD. Có thể thấy, đây là lần đầu tiên Hà Nội đứng đầu cả nước sau hơn 30 năm mở cửa và hội nhập. Trong 3 năm (2016-2018) Hà Nội thu hút gần 13,25 tỷ USD bằng 2 lần so với giai đoạn 2011-2015. Bên cạnh đó công tác xây dựng nông thôn mới tiếp tục được thành phố đẩy mạnh. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 83,9% về đích sớm 2 năm. Ngoài ra, có thêm 3 huyện hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới là Gia Lâm, Quốc Oai và Thạch Thất.

cu hich de thu do phat trien
Hà Nội đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Cùng với phát triển kinh tế, công tác an sinh xã hội và chăm lo đời sống cho nhân dân cũng được lãnh đạo thành phố chú trọng. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2018 chỉ còn 1,19%, giảm 0,5% so với năm trước vượt chỉ tiêu đề ra và hoàn thành trước 2 năm mục tiêu nhiệm kì. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 86,5% dân số, vượt 1,2 % kế hoạch.

Tuy nhiên, bên cạnh những cái đạt được, Hà Nội đang phải đối mặt với thách thức của quá trình đô thị hoá, như: Cung cấp dịch vụ xã hội, quản lý chất thải… Mặc dù vẫn còn khó khăn nhưng Hà Nội luôn ưu tiên chất lượng cuộc sống cho người dân và thực hiện các chính sách cụ thể để bảo tồn và phát huy văn hoá của đất nước. Cụ thể trong những năm qua, Hà Nội luôn dành kinh phí trực tiếp cho phổ cập giáo dục. Kết quả là Hà Nội đã được Bộ GD-ĐT đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS cấp độ 2, xoá mù chữ cấp độ 2. Chất lượng giáo dục toàn diện, mũi nhọn tiếp tục đạt kết quả xuất sắc. Học sinh Thủ đô tiếp tục khẳng định tài năng trong các kì thi học sinh giỏi, quốc gia, quốc tế…

“Chúng tôi tin rằng, đây là cách để Thành phố Hà Nội duy trì sự tăng trưởng, thu hút nhân tài cho thành phố”, đại diện UNESCO ông Michael Crofl khẳng định.

“Cú hích” từ sức mạnh “mềm”

Hà Nội được nhận danh hiệu “Thành phố vì hoà bình” là bởi đất nước Việt Nam đại diện cho hoà bình, thân thiện và an toàn cho người dân và mọi người đến thăm. Lúc Hà Nội trở thành “Thành phố vì hoà bình” cũng chính là thời điểm chuyển giao, Hà Nội cần tạo ra bước đột phá mới về tầm nhìn phát triển. Nếu mục tiêu đó đi vào thực tiễn sẽ thực sự là "cú hích" lớn phát huy sức mạnh của Hà Nội.

Thực tế, mỗi địa phương trên dãi đất hình chữ S có một thế mạnh riêng. Nếu TP HCM với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp nghệ thuật biểu diễn, thời trang, Đà Nẵng với sự phát triển của du lịch thì Hà Nội các lĩnh vực như: Nghề thủ công Mỹ nghệ truyền thống, du lịch văn hoá, các không gian văn hoá sáng tạo, tổ chức các sự kiện văn hoá nghệ thuật là thế mạnh có thể tập trung để tạo ra ưu thế, thương hiệu riêng cho thành phố. Tuy nhiên, Hà Nội hiện đang thiếu các doanh nhân, doanh nghiệp dám dấn thân đầu tư cho công nghệ văn hoá.

Hà Nội sở hữu một nguồn lực về di sản vật thể và phi vật nhưng thiếu một đầu mối để tập trung, có sự ngại ngần trong định hình cơ chế, chính sách. Để trở thành Thủ đô sáng tạo, nhiều ý kiến cho rằng, Hà Nội cần đặt trọng việc xây dựng các không gian sáng tạo. Bởi vì, các trung tâm này không chỉ đóng góp cho nền kinh tế mà còn là một phần trong chiến lược phát huy sức mạnh mềm của quốc gia.

PGS.TS Danienlle labbe hiến kế: “Từ Thành phố vì hoà bình, Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành Thủ đô sáng tạo. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó, Hà Nội cần có chính sách phù hợp để thu hút nhân tài cùng tham gia vào nền kinh tế tri thức. Đồng thời, thành phố cần gấp rút bảo tồn di sản văn hoá dân tộc trước bối cảnh đang bị “xói mòn” nghiêm trọng. Nghề thủ công là “linh hồn” của dân tộc. Do vậy, Hà Nội cần phải xây dựng được nền tảng phù hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế từ những ngành nghề này. Tôi tin rằng, từ "Thành phố vì hòa bình" Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành Thủ đô sáng tạo".

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động