Cô gái đội lu nước trên đầu đi quanh phố cổ Hội An là ai?

Nhiều người dân Hội An và du khách tò mò về một cô gái mang trang phục Chăm, thường xuyên đội trên đầu một cái lu bằng gốm đựng đầy nước đi quanh khu phố cổ. Nhưng không ai biết cô là ai, đến từ đâu, hành động đó có ý nghĩa gì?    
Clip: Độc đáo 30 kỳ quan Di sản thế giới bằng gốm thu nhỏ tại Hội An Lần đầu tiên Việt Nam đạt danh hiệu “Điểm đến ẩm thực hàng đầu Châu Á” Hội An: Phát triển mô hình học sinh nhặt rác bảo vệ môi trường Làng gốm Thanh Hà 500 năm tuổi được công nhận Di sản cấp Quốc gia

Cô gái đó là Kiều Maily, người Chăm, quê gốc Ninh Thuận. Kiều Maily về sống và làm việc tại Hội An được 3 năm.

Cô gái Chăm này không chỉ là một nhà thơ, cô còn là người nghiên cứu về văn hóa Chăm, tìm hiểu về nguồn cội từng vùng miền tại dải đất miền Trung, nơi nhà nước Chăm Pa cổ một thời phát triển rực rỡ.

co gai doi lu nuoc tren dau di quanh pho co hoi an la ai
Nhiều du khách tò mò về cô gái mang trang phục Chăm, thường xuyên đội trên đầu chiếu lu

Ngoài ra, Kiều Maily còn sưu tầm và chế biến được rất nhiều món ẩm thực độc đáo của người Chăm cổ phục vụ những đoàn du khách đến thăm quan và tìm hiểu văn hóa tại Hội An. Kiều Maily cũng rất rất am hiểu những điệu múa cổ, múa tế lễ của người Chăm.

co gai doi lu nuoc tren dau di quanh pho co hoi an la ai
Kiều Maily bên chiếc giếng Chăm cổ tại Hội An

Tuy sống tại Hội An, nhưng Kiều Maily vẫn không quên mang theo tơ sợi để dệt vải theo cách truyền thống của dân tộc mình.

Cứ khi nào có thời gian, Kiều Maily lại mang lu gốm lên giếng Bá Lễ, (giếng Chăm cổ) lấy đầy nước và đội lên đầu đi quanh khu phố cổ.

co gai doi lu nuoc tren dau di quanh pho co hoi an la ai

“Xưa kia nơi đây từng là vùng đất Chăm Pa, những dấu tích của một thời phát triển rực rỡ vẫn còn hiện hữu. Việc đội lu nước trên đầu, tôi muốn gửi đến người dân và du khách về những nét độc đáo của văn hóa Chăm…”. - Kiều Maily chia sẻ.

Hải Phạm
Phiên bản di động