Chủ tịch Hội Đông y chỉ cách phân biệt thông tin thật, giả về phòng chống bệnh Covid-19 bằng y học cổ truyền

Làm thế nào để phân biệt thông tin thật, giả về y học cổ truyền trong phòng chống Covid-19?
Bộ Y tế đề nghị các địa phương huy động y tế tư nhân tham gia phòng dịch Covid-19 Nhiều vi phạm liên quan hành vi sản xuất, bán thuốc đông y chữa bệnh giả
Chủ tịch Hội Đông y chỉ cách phân biệt thông tin thật, giả về phòng chống bệnh COVID-19 bằng y học cổ truyền
TTND.PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh.

Để giúp người dân dân phân biệt được các thông tin này, phóng viên Suckhoedoisong.vn đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam.

Thông tin sai sự thật trong phòng bệnh - vấn đề báo động

- Phóng viên: Trên mạng xã hội đang chia sẻ rất nhiều những thông tin về các biện pháp y học cổ truyền phòng và trị Covid-19, trong đó có nhiều thông tin chưa được kiểm chứng về tính chính xác, PGS. có ý kiến gì về việc này?

- PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh: Chủ trương kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Đảng và Nhà nước ta là một chủ trương rất đúng, hết sức hiệu quả và sáng suốt. Mục đích nhằm tiến tới giảm tỉ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong và giảm tỉ lệ mắc bệnh cũng như ngăn chặn và dập dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, lợi dụng chủ trương này trên mạng xã hội lan truyền những thông tin thất thiệt, phản khoa học về phòng, chống dịch Covid-19 bằng y học cổ truyền. Tôi cho rằng đây là vấn đề đáng báo động, người dân cần hết sức bình tĩnh và sáng suốt lựa chọn các thông tin, các phương pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp.

Phân biệt thông tin thật, giả về y học cổ truyền trong phòng, chống COVID-19  - Ảnh 2.

Y học cổ truyền có thể phổi hợp với y học hiện đại trong điều trị COVID-19

Trong bệnh dịch COVID-19 sức khỏe của người dân là hết sức quan trọng. Người dân cần được tư vấn về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho mình bởi những người thầy thuốc có uy tín, có chứng chỉ hành nghề.

Hiện nay ngành Y tế tại tất cả các địa phương đều có đội ngũ bác sĩ có thể hỗ trợ cho người dân trong việc này. Hội Đông y Việt Nam có gần 70.000 hội viên. Người dân cần tư vấn về các phương pháp điều trị bệnh cụ thể, hoặc có biểu hiện bất thường về sức khỏe đều có thể trao đổi với các thầy thuốc y học hiện đại hoặc y học cổ truyền. Các thầy thuốc sẽ tư vấn, giúp đỡ, đưa ra lời khuyên chính xác, hiệu quả về sức khỏe, bệnh tật.

Người dân tuyệt đối không tự mình sử dụng các thông tin thất thiệt, lan truyền trên mạng xã hội để chăm sóc sức khỏe cho mình mà không được sự tư vấn của các thầy thuốc.

- PV: Thực tế trong vấn đề dùng thuốc y học cổ truyền chữa bệnh người dân thường nghe theo lời mách hay tin đồn, chính vì thế nhiều người bệnh nhẹ thành nặng... Về vấn đề này PGS. Cảnh có nhắn nhủ gì với người dân?

- PGS.TS Đậu Xuân Cảnh: Dịch bệnh Covid-19 biến đổi hết sức phức tạp. Hôm nay người bệnh mới mắc với các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, ho, nhức mỏi toàn thân… Nhưng ngày mai bệnh có thể biến chuyển trở nặng.

Nếu có các triệu chứng sốt nhẹ, ho người bệnh trao đổi với bác sĩ. Điều trị đúng phương pháp, phù hợp thì sức khỏe có thể phục hồi sau 3 – 5 ngày. Nhưng có khi cùng một triệu chứng ban đầu người bệnh không được tư vấn bởi thầy thuốc, làm theo các thông tin trên mạng... sẽ làm cho bệnh từ nhẹ dẫn đến nặng, diễn biến phức tạp, thậm chí khó thở, suy hô hấp buộc phải đi cấp cứu.

Vì vậy quan trọng nhất là người dân cần hết sức bình tĩnh trước các diễn biến khó lường của dịch bệnh. Khi có các biểu hiện bất thường về sức khỏe cần liên hệ ngay với các thầy thuốc gần nhất với gia đình mình để được các thầy thuốc tư vấn về bệnh tật, đưa ra lời khuyên, hướng dẫn phù hợp. Không nên đọc và làm theo các thông tin trên mạng trong việc phòng, chống dịch bệnh rất nguy hiểm.

Tư vấn của thầy thuốc - chìa khóa để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch bệnh

- Phóng viên: Vậy, người dân có thể liên hệ với các thầy thuốc thông qua kênh nào thưa PGS?

- PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh: Hiện nay tất cả các bệnh viện y học cổ truyền trên cả nước đều có đường dây nóng, có bác sĩ trực. Các bệnh viện y học cổ truyền, các khoa y học cổ truyền tuyến huyện, tuyến tỉnh đều có thể làm tốt việc này.

Hội Đông y Việt Nam cũng hướng dẫn cho hội viên tiếp cận với các thông tin của người bệnh, cung cấp những lời khuyên, hướng dẫn người dân, xử lý các thông tin của người bệnh một cách hiệu quả nhất. Hội Đông y có 4 cấp từ trung ương, tỉnh, thành phố, quận huyện và xã. Các hội viên sẽ hướng dẫn người dân, giúp người dân giải quyết những thông tin cho người dân.

- Phóng viên: Trước trào lưu thông tin thật, giả lẫn lộn, PGS. có thể chỉ cho người dân cách phân biệt được đâu là các biện pháp y học cổ truyền chính xác và đâu là những thông tin không chính xác, phản khoa học?

- PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh: Các thông tin chính thống về y học cổ truyền được Bộ Y tế ban hành, quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Người dân dựa vào các thông tin chính xác từ hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh của Bộ Y tế để thực hiện.

Bộ Y tế là cơ quan duy nhất quản lý nhà nước về y tế trên toàn quốc. Bộ Y tế chịu trách nhiệm toàn bộ kể cả y học cổ truyền và y học hiện đại trong việc hướng dẫn người dân cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe an toàn trong dịch bệnh.

Còn tất cả các thông tin, hướng dẫn không chính thống, thiếu tính chính xác và khoa học trên các trang mạng xã hội người dân cần hết sức thận trọng, không làm theo vì các thông tin này không có ai chịu trách nhiệm với người bệnh về việc sử dụng hiệu quả hay nguy hiểm.

- Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn PGS.!

Nguồn: Sức khỏe Đời sống
suckhoedoisong.vn
Phiên bản di động