Chế độ ăn sau khi khỏi sốt xuất huyết
Dịch sốt xuất huyết bùng phát ở nhiều quốc gia Số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng gấp 4 lần Dịch sốt xuất huyết gia tăng: Chính quyền cần quyết liệt, người dân không chủ quan |
Người bệnh sốt xuất huyết thường chán ăn, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng... khiến suy nhược cơ thể. Do đó, chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị và phục hồi sau mắc sốt xuất huyết.
Những người sau khi khỏi sốt xuất huyết việc phục hồi sức khỏe có thể phải mất hàng tháng. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống cụ thể có thể giúp phục hồi nhanh hơn.
Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn gì?
Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất.
Bên cạnh đó, người thân nên cho người bệnh uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn; Từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.
Rau xanh vốn rất tốt cho sức khỏe nói chung và đặc biệt, những bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cũng nên bổ sung rau xanh để cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Một số loại rau xanh có thể ưu tiên lựa chọn là súp lơ xanh. Loại rau này rất giàu vitamin K góp phần sản sinh tiểu cầu.
Bổ sung nước rất quan trọng với bệnh nhân sốt xuất huyết |
Ngoài ra, súp lơ xanh còn có chứa nhiều khoáng chất, các loại vitamin khác và các loại chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe. Rau cải bó xôi rất tốt để tăng tái tạo tiểu cầu, tăng cường sức đề kháng vì trong loại rau này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như sắt, axit béo omega-3 và một số vitamin cần thiết cho cơ thể.
Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ con.
Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, soup để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất. Một bữa ăn có thể được chuẩn bị dưới dạng súp hoặc rau xay nhuyễn, cho thêm miếng đậu hũ hoặc ít thịt nạc để tăng protein, năng lượng, chất xơ và khoáng chất.
Đối với trẻ em bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn, bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập.
Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... để tăng cường sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh sốt xuất huyết.
Những thực phẩm nên kiêng ăn
Phục hồi sau bệnh sốt xuất huyết không dễ dàng và do đó, cùng với việc ăn một số loại thực phẩm giúp cơ thể mau phục hồi thì có những thực phẩm mà những người bệnh nên tránh. Tiêu thụ sai thực phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Những thực phẩm chiên ngập dầu chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe, những thực phẩm này không cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hồi phục của bệnh sốt xuất huyết
Nên ăn thức ăn chần hoặc luộc trong thời gian phục hồi vì thức ăn nhiều dầu mỡ làm chậm quá trình tiêu hóa.
Món ăn chế biến bằng cách xào, rán, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ béo khiến người bệnh thấy khó tiêu, đầy bụng. Điều này làm hệ miễn dịch suy yếu và cản trở việc hồi phục của cơ thể |
Sức đề kháng của người bệnh sốt xuất huyết bị giảm và năng lượng bị hao hụt nên khi người bệnh ăn đồ cay, nóng như ớt, gừng, mù tạt... thì sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể tăng lên.
Điều này không những khiến tình trạng bệnh năng hơn mà còn ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh.
Trong suốt giai đoạn bị bệnh, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen vì người bệnh sốt xuất huyết ra dễ bị chảy máu. Việc này sẽ giúp bác sĩ không bị nhầm lẫn và chẩn đoán đúng bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bệnh nhân bị nôn mửa.
Ngoài ra, khi ăn quá nhiều đồ ngọt trong thời gian này bệnh nhân sẽ phục hồi chậm hơn do khả năng kháng khuẩn của cơ thể sẽ diễn ra chậm hơn. Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá…
Ngoài việc hạn chế những thực phẩm trên, bệnh nhân cũng không nên tắm nước lạnh và ra gió để tránh làm giãn mạch nội tạng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh có thể dùng nước ấm để vệ sinh cơ thể.
Nếu có một số dấu hiệu như đau bụng dữ dội, chảy máu, lạnh chân tay, khó thở… cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.