Cần Thơ

Cháu uống rượu say cắn mất mũi chú ruột

Sau khi nhậu xong, người cháu ruột cắn đứt mũi chú ruột. Do bệnh nhân mất hẳn phần mũi bị cắn đứt, nên các bác sĩ buộc phải lấy sụn sườn làm trụ; lấy sụn vành tai làm sụn cánh mũi; lấy niêm mạc vách ngăn mũi xoay làm phần lót. 
Phòng chống thương tích cho trẻ em: Bài học từ những tai nạn đau lòng Nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ: Lợi ít hại nhiều Mâu thuẫn trong cuộc nhậu, thanh niên đâm chết người Say rượu, con trai dùng dao đâm chết mẹ đẻ đang ngồi xe lăn

PGS.TS Đỗ Quang Hùng, Trưởng khoa Phẫu thuật - Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy mới đây đã thông tin cho báo chí về trường hợp của bệnh nhân nam 67 tuổi, quê Cần Thơ, vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) sau khi bị cháu trai "nhậu cắn mất mũi".

Theo đó bệnh nhân nhập viện giữa tháng 11, trong tình trạng mũi bị cắn mất phần da phủ mất cả niêm mạc lót bên trong và mất cả sụn dựng trụ mũi đứng và sụn tạo dáng vành cánh mũi.

Do bệnh nhân mất hẳn phần mũi bị cắn đứt, nên các bác sĩ buộc phải lấy sụn sườn làm trụ; lấy sụn vành tai làm sụn cánh mũi; lấy niêm mạc vách ngăn mũi xoay làm phần lót. Cuối cùng, các bác sĩ dùng vạt da trán phủ ngoài như hình sau mổ.

"Tất cả đều làm một thì và sau 3 tuần, việc ghép mũi hoàn thành" - PGS.Đỗ Quang Hùng cho hay.

chau uong ruou say can mat mui chu ruot
Hình ảnh sáng 9/12, hơn 3 tuần sau khi được ghép mũi cho thấy bệnh nhân đã "sở hữu" mũi mới hoàn toàn, đảm bảo các chức năng bình thường

Cách đây không lâu, các bác sĩ chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã phẫu thuật tạo hình ghép thành công mảnh tổn thương đứt rời phần cánh mũi cho một bé gái 5 tuổi ở Yên Lạc, Vĩnh Phúc.

chau uong ruou say can mat mui chu ruot
Hình ảnh vùng phẫu thuật của trường hợp bệnh nhi ở Yên Lạc (Vinh Phúc) tiến triển theo thời gian

Do tai nạn sinh hoạt khiến bé gái này bị tổn thương đứt rời hoàn toàn trụ mũi và cánh mũi bên trái. Ngay lập tức trẻ được gia đình đưa đến Trung tâm y tế huyện Yên Lạc để sơ cứu, cầm máu.

Vì quá lo lắng nên người thân không để ý đến mảnh tổn thương bị đứt rời (phần trụ mũi và cánh mũi trái đã đứt). Đến khi bác sĩ hỏi thì người nhà mới vội trở về nhà để tìm lại mảnh tổn thương. May mắn tìm thấy trong thùng rác của gia đình.

Các chuyên gia Y tế cũng khuyến cáo trong những trường hợp không may bị tai nạn (do lao động, sinh hoạt,…) gây đứt rời một số bộ phận trên cơ thể, người bệnh cần được sơ cứu tại cơ sở y tế gần nhất. Phần tổn thương bị đứt rời cần được bảo quản đúng cách bằng cách cho vào miếng vải sạch, ngâm vào nước muối sinh lý rồi cho vào túi nước lạnh ở nhiệt độ đá tan.

Hoặc có thể cho phần đứt rời vào túi nilon sạch, buộc kín lại, nếu có thể thì bọc trong miếng gạc. Sau đó lại đặt vào một túi nilon khác đựng nước, buộc kín bỏ vào thùng đá, giữ ở nhiệt độ 4-10 độ C.

Không dùng đá cục để ủ lạnh trực tiếp phần tổn thương bị đứt rời vì sẽ gây bỏng lạnh ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Sau đó chuyển nạn nhân tới ngay các bệnh viện có đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật tạo hình càng sớm càng tốt.

Nếu bộ phận cơ thể chưa đứt lìa hoàn toàn mà vẫn còn dính lại phần da thì không nên cắt rời ra, kể cả trường hợp gần như đứt rời hoàn toàn. Thay vào đó dùng gạc băng lại, đặt túi đá bên cạnh để giữ nhiệt độ tương đối lạnh, tránh đặt đá trực tiếp lên vết thương.

Việc nối lại phần cơ thể đứt lìa có những chỉ định nhất định và tỷ lệ thành công tùy thuộc vào tuổi, tình trạng của tổn thương, thời gian từ khi bị tai nạn đến khi phẫu thuật… Nhìn chung với những bộ phận được bảo quản đúng cách thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.

Đinh Linh (t/h)
Phiên bản di động