Cần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho dinh dưỡng học đường

Theo các chuyên gia để đảm bảo sức khỏe học đường, cần phải luật hóa dinh dưỡng học đường để tạo cơ sở pháp lý vững chắc, bảo đảm thống nhất trong triển khai cũng như gia tăng sự kết hợp hiệu quả giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm lo cho tầm vóc và trí tuệ các thế hệ tương lai của Việt Nam thông qua dinh dưỡng.
Thay đổi nhận thức dinh dưỡng, vận động: Trách nhiệm của cả xã hội “Chìa khóa vàng” nâng cao thể lực, tầm vóc cho trẻ Việt

Nội dung này đã được chuyển tải đầy đủ trong Chương trình Vì tầm vóc Việt. Với sery nói về mô hình thực hiện các giải pháp can thiệp dinh dưỡng sớm bằng cách xây dựng bữa ăn cân đối và hợp lý về dinh dưỡng song song với bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và kết hợp hoạt động thể lực, Chương trình đã giúp nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức khỏe phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là các bệnh mãn tính không lây, phát triển trí tuệ và tầm vóc của trẻ.

Trong Chương trình, PGS TS Bác sĩ Bùi Thị Nhung- Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cung cấp nhiều kiến thức khoa học và vận động thay đổi nhận thức. PV đã có trao đổi thêm với TS Bùi Thị Nhung về các nội dung này.

Cần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho dinh dưỡng học đường
Thay đổi nhận thức dinh dưỡng, vận động: Trách nhiệm của cả xã hội

- Thưa bà, hiện nay bữa ăn học đường của Việt Nam có được thực hiện theo quy chuẩn nào không?

- Tại Việt Nam, chưa có luật Bữa ăn học đường. Bữa ăn ở các trường tiểu học, mầm non bây giờ đang là dịch vụ thu hộ, chi hộ chứ chưa có quy định gì cho rõ ràng, mầm non còn có chút quy định còn tiểu học hoàn toàn dựa trên giá tiền.

Dinh dưỡng trẻ em ở độ tuổi học đường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể lực, trí lực của trẻ. Ở các quốc gia phát triển, chương trình bữa ăn học đường được quy định rõ ràng và cụ thể về tiêu chuẩn dinh dưỡng và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, Nhật Bản từ năm 1954 đã có luật về dinh dưỡng học đường. Để một trường học bán trú được phép đi vào hoạt động đòi hỏi phải có một cử nhân dinh dưỡng được đào tạo chuyên môn để tính toán và xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho nhà trường. Thậm chí, ở Nhật phụ huynh nằm trong ban giám sát bữa ăn từ cấp huyện trở xuống.

Tại Việt Nam, thực trạng chung là bữa ăn học đường chưa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo nhóm tuổi cũng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, các tiêu chuẩn cho bữa ăn học đường chưa có sự chuẩn hóa và kiểm soát bằng quy chuẩn; chưa có chiến lược về giáo dục kiến thức, kỹ năng về dinh dưỡng.

- Những bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, sẽ cải thiện tầm vóc, thể lực của trẻ. Tại sao chúng ta chưa có một quy định, quy chuẩn hay luật hóa cho vấn đề này?

- Đừng nghĩ bữa ăn là đơn giản mà bữa ăn thực ra rất phức tạp. Thực sự, từ trước đến nay,các trường đều “đơn độc” thực hiện bữa ăn học đường, ngành giáo dục làm không có sự can thiệp hỗ trợ về mặt chuyên môn dinh dưỡng.

Vì vậy, một mình ngành Giáo dục làm là rất vất vả, để ra được những quy định, quy chuẩn hay thúc đẩy luật hóa dinh dưỡng học đường thì cần có sự chung tay của toàn xã hội.

Cần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho dinh dưỡng học đường
Một điểm trường ở Sơn La tham gia mô hình thí điểm bữa ăn học đường

Hiện nay, tại 10 tỉnh/thành, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện nghiên cứu cấp quốc gia “Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh, sinh viên Việt Nam”. Tôi thấy, các phụ huynh được tham gia hội thảo, được lấy ý kiến và cả giám sát việc thực hiện mô hình điểm này.

Trước đây, việc đảm bảo dinh dưỡng, bữa ăn, kết hợp hoạt động thể lực cho học sinh chưa được các trường chia sẻ với phụ huynh nhiều vì có thể cũng chưa thấy thực sự ổn. Tuy nhiên bây giờ, khi có mô hình bữa ăn học đường tốt thì các trường có xu hướng tự chia sẻ với phụ huynh nhiều hơn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng không thiết kế để phụ huynh phải giám sát.

- Vậy vai trò mà mô hình điểm mong muốn ở phụ huynh trong việc đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh là gì?

- Thực ra, như trong Đề án chương trình Sức khỏe học đường, chúng tôi mong muốn riêng bữa ăn học đường cần phải có nhiều điểm và phải có sự giám sát của ngành y tế từ Trung ương đến địa phương.

Cần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho dinh dưỡng học đường

Thứ nhất, phải có cơ sở vật chất quy định tối thiểu của một trường, ví dụ bao lâu phải được xây sửa, thay muôi, đũa bát một lần, chứ bây giờ có những trường mà khi như các trường ở miền núi thì cơ sở vật chất tối thiểu này cũng chưa được đảm bảo.

Thứ hai, nhân lực phải đủ. Hiện, bây giờ lươngcủa nhân sự như đầu bếp, phục vụ,… được tính luôn vào tiền ăn bán trú chứ không phải là lương nhà nước, nên nơi nào thu phí bán trú thấp tức là một người nấu cho 100 học sinh, mà nếu nấu cho 100 học sinh thì không thể nấu 10 loại thực phẩm.

Câu chuyện ở Sơn La là ví dụ, khi mô hình này được triển khai có hai cô phải nấu cho gần 250 thầy cô giáo và học sinh. Lương họ chỉ có 2,2 triệu đồng/tháng, đi làm từ sáng đến chiều, nếu không có thêm nhân lực thì các cô quá tải có thể sẽ nghỉ việc. Bây giờ bài toán cần giải quyết ở Sơn La là phải thu thêm 1.000 đồng/học sinh tức là 22.000 tháng để thuê thêm người làm nhưng phụ huynh không đóng. Vì vậy, nhà trường thực hiện xã hội hóa là mỗi phụ huynh đến làm một ngày.

Thứ ba, thực đơn triển khai bữa ăn như thế nào? Nếu hỏi các thầy cô giáo rằng học sinh hiện ăn có đúng khoa học không? Các thầy cô có thể không biết nhưng khi xảy ra sự cố thì họ phải chịu trách nhiệm. Các thầy cô không phải là chuyên gia dinh dưỡng.

Chúng ta phải thay đổi nhận thức. Toàn bộ giáo viên phải được tập huấn, sau đó có kiến thức sẽ trao đổi với phụ huynh. Giáo viên sẽ động viên học sinh ăn rau, cân bằng. Thực đơn phải thiết kế bởi chuyên gia, phải có hướng dẫn để khi có sự cố còn biết cách xử lý. Hai điểm đó trước đây không có.

Thứ tư, về tương lai những người làm về dinh dưỡng học đường, những người chuyên kiểm soát, đi giám sát tuyến tỉnh phải có chứng chỉ đào tạo chuyên về học đường, bởi xây dựng thực đơn tập thể hoàn toàn khác với cá thể.

Thứ năm, tình trạng dinh dưỡng hàng năm phải có dự báo để điều chỉnh kịp thời chiến lược.

Thứ sáu, phải đưa giáo dục dinh dưỡng vào trong trường học.

Cần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho dinh dưỡng học đường
Giáo viên tiểu học Tô Múa, Vân Hồ, Sơn La hướng dẫn các em về dinh dưỡng trong vườn rau của trường

- Trong các điểm mà bà nói về bữa ăn học đường phải có, còn điểm nào đáng lưu tâm?

- Hiện nay, các bệnh không lây nhiễm như béo phì, thừa cân, tiểu đường, mỡ máu cao đã “trẻ hóa”. Tỷ lệ người trẻ mắc các căn bệnh này ngày càng tăng. Vừa rồi, tôi tư vấn cho các bạn dưới 10 tuổi, có bạn đã có mức Cholesterol trong máu cao đến 7,2 luôn.

Trong số các trẻ béo phì, 10% trẻ có hội chứng chuyển hóa. Khoảng 30% -50% số trẻ béo phì bị rối loạn mỡ máu. Ở các thành phố lớn, tỷ lệ tiểu học béo phì có thể từ 8% đến mười mấy phần trăm.

Để phòng ngừa cao huyết áp, rối loạn đường máu, rối loạn lipid máu… thì với thanh thiếu niên, chỉ có con đường là nâng cao nhận thức, ý thức bằng việc đưa giáo dục dinh dưỡng vào trường học, vào bài giảng.

Cần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho dinh dưỡng học đường
Học sinh trường tiểu học Tô Múa, Vân Hồ, Sơn La hào hứng thưởng thức bữa ăn học đường lành mạnh, đủ chất
Cần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho dinh dưỡng học đường
Cần tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho dinh dưỡng học đường

- Trong các hội thảo phụ huynh thuộc khuôn khổ hoạt động của Mô hình điểm bữa ăn dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường vận động thể lực cho học sinh, mình nhấn mạnh vào nội dung gì?

- Trong hội thảo, đầu tiên mình nói đến những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và các khuyến cáo cần thiết. Ví dụ quan niệm sai lầm về dinh dưỡng và vận động thể chất của cha mẹ học sinh là gì, các vấn đề đang tồn tại ở học sinh, muốn phát triển chiều cao và trí tuệ thì làm gì, hệ miễn dịch là cái gì? Tại sao phải có bữa ăn học đường?... Về giải pháp bữa ăn học đường tốt nhất, chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm của Nhật, liên hệ thực tế tại Việt Nam và các địa phương, từ đó để phụ huynh thấy cần thay gì, cảm nhận như thế nào về thực trạng sức khỏe học đường của các con?

Ngoài ra, còn những chủ đề mà phụ huynh quan tâm khác như mức độ đóng góp của phụ huynh cho chất lượng bữa ăn, những thay đổi mà phụ huynh nhận thấy ở con em khi thực hiện mô hình điểm so với trước kia,…

Tất cả để nâng cao nhận thức, kiến thức và sự đồng hành của phụ huynh với nhà trường trong việc cải thiện dinh dưỡng và vận động cho trẻ em, giúp trẻ phát triển toàn diện.

- Xin cảm ơn bà!

Huyền My
Phiên bản di động