Bốn khuyến cáo phòng chống sán lợn

Người mắc ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn. Hiện nay dịch bệnh này đang là nỗi ám ảnh của không ít người dân bởi có ít nhất 55 tỉnh, thành có trường hợp bệnh sán dây,ấu trùng sán lợn.
bon khuyen cao phong chong san lon

Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

- Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

Tiết canh là món dễ khiến người ăn bị nhiễm sán

Tiết canh là món dễ khiến người ăn bị nhiễm sán

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

- Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

- Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

Những món ăn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán:

- Ốc: mỗi con ốc có thể chứa tới từ 3.000-6.000 ký sinh trùng giun ống. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, nếu ăn ốc, bạn phải nấu thật chín. Tuyệt đối không nên ăn ốc chín tái.

- Thịt lợn: Con người dễ nhiễm sán dây lợn khi ăn phải thịt lợn, gan lợn không được nấu chín, tiết canh.

- Tiết canh: Tiết canh mang rất nhiều mầm bệnh từ máu của động vật gây tăng nguy cơ mắc giun sán, bệnh về tiêu hóa hay viêm não.

- Rau sống: Thường nhiễm các loại giun, sán.

- Thịt trâu, bò: Ngày nay rất nhiều người ưa chuộng món thịt bò nhúng, tái mà không biết rằng bệnh sán dây bò cũng bắt nguồn từ những món ăn này. Loài sán này rất nguy hiểm, có thể sống trong cơ thể người 50 - 60 năm ở trong ruột, trong cơ, não, mắt...

HOÀI AN
Phiên bản di động