Biến nhựa phế thải thành gạch
Trung bình thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm (Ảnh: AFP) |
Rác thải nhựa rất khó bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất nhựa có số năm phân hủy khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm. Hằng năm, trên thế giới, có tới 300 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra môi trường.
Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí, môi trường nước và sức khỏe của con người.
Bên cạnh việc giảm lượng tiêu thụ các sản phẩm nhựa và túi nylon khó phân hủy, nhất là các sản phẩm nhựa dùng một lần, việc tái sử dụng là biện pháp đang được rất nhiều cơ quan môi trường khuyến khích và khuyên người dân nên làm. Việc này sẽ hạn chế phần nào rác thải nhựa bị thải ra môi trường.
Chỉ riêng tại thủ đô Nairobi, Kenya, mỗi ngày đã có tới 500 tấn rác thải nhựa bị vứt bỏ ra các bãi rác, sông hồ. Tuy nhiên, chưa đầy 10% trong đó được tái chế.
Nhựa gia dụng và nhựa công nghiệp được phân thành những mảnh nhiều màu sắc trộn với cát, chịu nhiệt độ cực cao và được đúc thành gạch (Ảnh: AFP) |
Trải qua một vài năm tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện cơ chế phù hợp, đến năm 2019, công ty khởi nghiệp của Nzambi, mang tên Gjenge Makers, đã cho ra đời những sản phẩm thân thiện với môi trường. Bình quân mỗi ngày, công ty của Nzambi, xuất xưởng khoảng 1.500 viên gạch làm từ nhựa công nghiệp và nhựa gia dụng phế phẩm. Chỉ riêng trong năm ngoái, công ty đã tái chế được 50 tấn nhựa. Nữ doanh nhân trẻ hy vọng rằng có thể tăng gấp đôi sản lượng trong năm nay khi doanh nghiệp này mở rộng quy mô sản xuất.
Quy trình sản xuất được thực hiện theo các bước gồm: rác thải nhựa được phân mảnh nhỏ, trộn với cát và qua khâu xử lý ở nhiệt độ cực cao để tạo ra một loại bùn. Loại bùn này được đúc thành các khối có kích thước khác nhau. Bước cuối cùng sẽ cho ra thành phẩm là gạch lát cứng, có độ bền cao gấp 2 - 7 lần so với bê tông song chỉ nhẹ bằng một nửa và có giá thành rẻ hơn 15% so với vật liệu xây dựng cùng loại.
Nzambi cho biết nhựa có bản chất là dạng sợi và quy trình sản xuất độc đáo của cô giúp hạn chế bọt khí hình thành bên trong các viên gạch. Điều này khiến gạch làm từ nhựa được nén chặt, không vỡ, độ bền lớn hơn so với các loại gạch lát thông thường vốn bị nứt khi chịu tải nặng hoặc tiếp xúc lâu ngày dưới mọi điều kiện thời tiết... Cô cũng chia sẻ thêm trong số bảy loại nhựa chính, chỉ có bốn loại có thể được tái chế thành gạch.
Nhựa PET, nguyên liệu sản xuất chai nhựa vốn là mối đe dọa lớn với môi trường, vẫn chưa tương thích với quá trình tái chế. Do đó, công ty của cô đang nỗ lực nghiên cứu thêm để có thể tạo ra nhiều thay đổi lớn hơn.
Doanh nghiệp của Nzambi đang cố gắng thâm nhập vào thị trường nhà ở giá rẻ bằng cách thiết kế các viên gạch tái chế từ nhựa có thể thay thế hoặc bổ sung cho gạch xây, vữa và các vật liệu xây dựng tiêu chuẩn khác. Dự kiến, một căn nhà mẫu từ vật liệu thân thiện với môi trường như vậy sẽ được xây dựng vào cuối năm nay.
Một phần tường rào được xây bằng ByBlock (Ảnh: ByFusion) |
Một nhóm các nhà tái chế ở Philippines cũng đang cố gắng biến các chai lọ dùng một lần và giấy bọc thực phẩm làm tắc nghẽn các dòng sông và bãi biển thành những vật liệu xây dựng bền vững. Dự án này mang tên Plastic Flamingo.
Nhóm Plastic Flamingo thu gom rác thải nhựa, cắt nhỏ, xử lí và đúc chúng thành những chiếc cột hoặc ván. Thành phẩm thu được gọi là gỗ sinh thái có thể sử dụng làm hàng rào, ván sàn hoặc thậm chí là làm nhà ở.
Từ năm 2019 đến nay, nhóm đã thu gom được hơn 100 tấn rác thải nhựa. Ngoài giải quyết vấn đề rác thải, nhóm còn đang phối hợp với các tổ chức phi chính phủ khác để giúp xây dựng lại những ngôi nhà bị bão phá hủy bằng những vật liệu xây dựng tái chế của họ.
Tại Mỹ, công ty khởi nghiệp ByFusion sản xuất các khối ByBlock từ rác thải nhựa có thể dùng để xây dựng tường rào, sân công cộng, bến xe buýt, đến các tòa nhà.
ByFusion sử dụng lực nén kết hợp với hơi nước để tạo hình tất cả các loại nhựa, bao gồm cả những loại khó tái chế nhất, thành các khối xây dựng. Mỗi khối ByBlock nhẹ hơn 4,5kg và bền hơn các khối xi măng rỗng.
Đến nay, ByFusion đã tái chế 103 tấn nhựa và đặt mục tiêu 100 triệu tấn vào năm 2030.
Sáng kiến đổi rác nhựa lấy gạo |