Bệnh nhân ung thư máu khốn khổ khi thuốc điều trị ngưng viện trợ
Thuốc chữa ung thư phổi bán tràn lan trên mạng chưa được cấp phép Tập thể dục cường độ cao giúp chị em tránh xa bệnh ung thư, tim mạch Đẩy lùi 7 căn bệnh ung thư phổ biến nhờ tập thể dục |
Hầu hết các kho bệnh viện đều hết thuốc viện trợ Glivec và chỉ còn thuốc thương mại thông qua BHYT chi trả. Vì thế, hiện bác sĩ điều trị giảm liều dùng thuốc xuống dưới 1/3 hoặc giảm 50% ngày thuốc trong tháng.
Chương trình hỗ trợ Glivec trị bệnh ung thư bạch cầu mạn dòng tủy ở 7 bệnh viện cả nước: Bệnh viện K, BV Bạch Mai, BV Trung ương Huế, BV Chợ Rẫy, BV Ung bướu TPHCM, BV Truyền máu-Huyết học TPHCM và Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương, chính thức kết thúc vào ngày 31/12/2019. Điều này sẽ đè nặng lên người bệnh và đặc biệt đối tượng nghèo, những người không có khả năng chi trả.
Loại thuốc điều trị ung thư bạch cầu mạn dòng tủy ngưng tài trợ khiến bệnh nhân khốn khổ khi bỏ thêm tiền mua thuốc.
Chị N.T.H. (38 tuổi, An Giang), mỗi tháng phải vượt trăm cây số để đến BV Truyền máu - Huyết học khám nhận thuốc. Chị đã dùng thuốc Glivec được 3 năm để điều trị căn bệnh ung thư bạch cầu mạn dòng tủy.
Với chỉ định bác sĩ, chị H. phải uống mỗi ngày 4 viên Glivec 100mg, trung bình 120 viên/tháng. Song, lần khám gần nhất, bệnh nhân được thông báo hết thuốc viện trợ và chỉ được cấp 48 viên Glivec do bảo hiểm y tế chi trả và phải giảm liều, chia đều cho một tháng. Bệnh nhân rất lo lắng khi số thuốc chỉ đủ 1 tuần, rất bất cập khi 1 tháng phải lên Sài Gòn xin thuốc 4 lần. Tiền thuốc, tiền xe đặt lên vai người bệnh thêm gánh nặng.
Tương tự, bệnh nhân N.T.T. (ngụ quận 12, TPHCM) cứ đều đặn 2 lần/thán đến BV Truyền máu - Huyết học TPHCM lấy thuốc. Đến khám lấy thuốc chỉ được cấp 3 ngày dùng, bệnh nhân thắc mắc thì được cho biết do nguồn thuốc khan hiếm nên chia ít lại. Lo lắng không điều trị đúng phác đồ, người thân ông T. mua thuốc ngoài chi phí giá lên đến 2 triệu đồng/ngày.
Chương trình tài trợ ngưng, nhiều bệnh nhân khác không có khả năng chi trả cho việc mua thuốc điều trị khi giá quá đắt đỏ. Ước tính dù BHYT hỗ trợ 40% chi phí song với 60% chi phí còn lại, người bệnh nếu muốn có thuốc uống phải chi trả tới 1,2 triệu đồng/ngày. Với chi phí cao người bệnh buộc ngưng thuốc do không đủ tiền chi trả.
Theo BS Phù Chí Dũng, Giám đốc BV Truyền máu - Huyết học TPHCM, dù chương trình cấp phát thuốc do các nhà tài trợ, bệnh viện vẫn còn nguồn thuốc thương mại do BHYT chi trả, bệnh viện vẫn cấp cho người bệnh. Bệnh viện đã có văn bản đến Sở Y tế để chờ hướng dẫn thêm. Loại thuốc Glivec hiện không có thuốc thay thế, song các bác sĩ cho rằng có thể trì hoãn thời gian ngắn dùng thuốc hoặc thuốc giảm liều.
Còn bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, viện đang điều trị khá tốt cho 200 bệnh nhân sử dụng thuốc Glivec. Bác sĩ cho hay loại thuốc này rất đắt, chi phí mỗi bệnh nhân lên đến 500 triệu/năm. Việc ngưng viện trợ thuốc, bệnh viện cũng thông báo đến người bệnh sớm tình trạng này. Ngưng viện trợ đồng nghĩa bệnh nhân khó khăn khó có đủ tiền để mua thuốc điều trị.