Bệnh nhân tay chân miệng dồn về bệnh viện tại TP HCM
Bộ Y tế lập 7 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống bệnh tay chân miệng Tăng cường phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch tay chân miệng |
Tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, mỗi ngày tiếp nhận trung bình 3 - 4 ca tay - chân - miệng nặng, thở máy. So với tháng trước, tại đây mỗi ngày trung bình chỉ có 1 ca.
Còn tại khoa Nhiễm - Thần kinh của bệnh viện mỗi ngày tiếp nhận khoảng 70 ca tay - chân - miệng, từ độ IIA đến độ III. Tính đến ngày 6/10, khoa đang điều trị 156 ca tay - chân - miệng, trong đó độ II là 26 ca, độ IIB là 24 ca.
Đáng chú ý, có đến 95% bệnh nhi mắc tay - chân - miệng tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đều từ các tỉnh chuyển lên, 70% bệnh nhi điều trị tại khoa Nhiễm - Thần kinh cũng từ các tỉnh chuyển đến, đông nhất là từ miền Tây, hầu hết nặng ở độ III và IV.
Bệnh nhi điều trị bệnh tay - chân - miệng tại TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Bộ Y tế) |
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, trung bình mỗi ngày khoa Nhiễm tiếp nhận 20 - 25 ca bệnh tay - chân - miệng, tăng 15% - 20% so với tháng trước. Hiện khoa đang điều trị 57 ca, trong đó có 5 ca nặng độ IIB, nhóm I đang nằm phòng cấp cứu và được theo dõi giật mình, hạ sốt.
Theo Bệnh viện Nhi đồng 2, trong 57 ca khoa đang điều trị có 40 ca ở tỉnh. Các bệnh nhi ở tỉnh chuyển lên thường từ độ IIA, đa số tự xin chuyển viện.
Còn Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh cho biết, tuy ca tay - chân - miệng tại bệnh viện không tăng so với những tuần trước nhưng ca nặng độ IV phải lọc máu tăng nhiều. Theo đó, 100% ca bệnh tay - chân - miệng nặng đang điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc là ở tỉnh chuyển lên, trong đó nhiều người ở miền Tây.