Bé trai 10 tuổi vẹo cổ vì bắt chước clip trên YouTube

Bé trai 10 tuổi ở TPHCM xem video nhào lộn trên Youtube và bắt chước theo bị vẹo cổ phải vào Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu.
Bắt chước video trên youtube, bé 9 tuổi nuốt... bấm móng tay vào bụng Vụ bé gái 5 tuổi tử vong nghi do học theo Youtube: Bé từng thử trước đó

Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 2 vừa cấp cứu một trường hợp bệnh nhi 10 tuổi bị vẹo cổ. Mẹ cháu bé cho biết: Khi bố mẹ đang làm việc ở trước nhà, cậu con trai 10 tuổi chơi một mình. Sau đó, bố mẹ nghe thấy bé la to, chạy vào thì thấy con trao đang ôm cổ khóc, đầu nghiêng một bên. Hai phụ huynh vội vàng chở con đến bệnh viện cấp cứu.

Khi bác sĩ hỏi, cậu bé nói khi xem clip trên YouTube, thấy người ta nhào lộn hay quá nên bắt chước làm theo.

Bé trai 10 tuổi vẹo cổ vì bắt chước clip trên YouTube
Bé bị vẹo cổ vì bắt chước video nhào lộn trên YouTube. Ảnh: BVCC

Tại bệnh viện, cậu bé đã được các bác sĩ kiểm tra. Kết quả chụp chiếu cho thấy cậu bé bị chấn thương phần mềm. Các bác sĩ đã cho bé đeo nẹp cố định cột sống cổ. Sau 03 ngày điều trị, hiện bé đã phục hồi

Các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 2 cảnh báo: Ngày nay, thiết bị điện tử thông minh và ứng dụng đi kèm phát triển rất nhanh. Như một xu thế, các bé làm bạn với điện thoại, tivi, youtube... nhiều hơn sách vở, bạn bè. Chúng ta đều nhận thấy nguy cơ từ những việc này mà ca bệnh vừa rồi là một minh chứng. Rất mong các bậc phụ huynh dành nhiều thời gian hơn cho con và khuyến khích con tham gia các hoạt động thể dục, đọc sách...

Trước đó, vào tháng 10, đã có trường hợp bé gái 5 tuổi tại Tân Phú, TPHCM tử vong thương tâm do bắt chước trò chơi treo cổ trên YouTube.

Bác sĩ Hồ Nhật Quang, chuyên gia huấn luyện, trị liệu tâm trí cho biết: “Những đứa trẻ chưa thật sự nhận biết được những thông tin đúng, sai và dễ bị thu hút bởi những video có âm thanh, hình ảnh sinh động, kích thích sự tò mò. Sự tác động ngày càng lớn này có thể âm thầm ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của đứa bé do bị tiêm nhiễm tư duy lệch lạc”

Khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng thường tiếp nhận các bệnh nhi đến khám vì các rối loạn hành vi liên quan đến việc xem tivi, YouTube và các ứng dụng điện tử quá nhiều.

D.Minh
Phiên bản di động