Bất lực trước quảng cáo thực phẩm chức năng ZaWa như thuốc chữa sinh lý

Nhiều năm trở lại đây tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng như thuốc chữa bệnh vẫn diễn ra nhan nhản và cơ quản lý thường chỉ đưa ra một thông báo "yếu ớt" mà chưa thể xử lý triệt để được chỉ vì lý do: "Doanh nghiệp không thừa nhận các website quảng cáo sai là của mình và không chịu trách nhiệm với thông tin đó". 
Quảng cáo "nổ", công ty phân phối Trường Xuân Vương bị phạt 25 triệu đồng Sản phẩm OBA Night tiếp tục bị bêu tên vì quảng cáo lừa dối Blackmores Ginkgofore chưa được cấp phép đã quảng cáo "láo" Bêu tên các sản phẩm quảng cáo lừa dối người dùng Loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo lừa dối người dùng Quảng cáo mạo danh, website bán Trường Xuân Vương âm thầm gỡ logo báo Sức khỏe Đời sống

Sáng 26/6, trên cổng thông tin của Cục An toàn Thực phẩm (có địa chỉ https://vfa.gov.vn/) lại đưa ra một thông báo quen thuộc về việc vi phạm quảng cáo trên các trang web, chỉ khác tên sản phẩm được xướng tên tại thông báo lần này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa.

bat luc truoc quang cao thuc pham chuc nang zawa nhu thuoc chua sinh ly
Thực phẩm chức năng ZaWa được quảng cáo như thuốc chữa sinh lý

Cụ thể thông báo đưa ra như sau:

“Trong thời gian vừa qua, qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên internet và môi trường mạng, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên trang mạng: zawa.chinhhang.info, zawavietnam.com, zawachinhhang.com, zawa-chinhhang.vn, zawa.com.vn đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa vi phạm: Quảng cáo không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định (Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 1216/2020/ATTP-XNQC ngày 30/3/2020 do Cục An toàn thực phẩm xác nhận); Quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Liệt kê công dụng từng thành phần của sản phẩm.

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty Cổ phần dược phẩm LOCIFA (địa chỉ: P 204 tầng 2 số 86 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm. Quá trình hậu kiểm, Công ty Cổ phần dược phẩm LOCIFA không thừa nhận các website nêu trên của Công ty Cổ phần dược phẩm LOCIFA, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa trên trang mạng nêu trên.

Cục An toàn thực phẩm khẳng định nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa đang được quảng cáo vi phạm trên các website nêu trên không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận. Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong thời gian Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zawa quảng cáo trên trang website/internet nêu trên. Cục An toàn thực phẩm cung cấp thông tin về nội dung quảng cáo sản phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận tại đường link dưới đây để người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm an toàn”

Theo tìm hiểu của báo Tuổi trẻ Thủ đô không chỉ những trang web được nêu trong thông báo vi phạm về quảng cáo mà còn rất nhiều những trang web khác như: https://hoanluu.com/zawa.html; http://www.zawa-vn.website/...đang dùng nhiều từ ngữ dung tục, phản cảm, vi phạm Luật quảng cáo để thu hút người mua cũng như làm nổi bật công dụng "trên trời" của sản phẩm này.

bat luc truoc quang cao thuc pham chuc nang zawa nhu thuoc chua sinh ly
Chỉ cần gõ Google thì hàng loạt thông tin quảng cáo sai sự thật đã "bủa vây" người tiêu dùng

Thực tế, đã không ít người tin vào những lời quảng cáo sai sự thật của những trang web này mà bỏ tiền ra mua TPCN (Thực phẩm chức năng) để điều trị bệnh và kết quả nhận lại là “tiền mất mà tật vẫn phải mang”

Hiện nay các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo TPCN thường chỉ bị xử phạt hành chính và yêu cầu gỡ bỏ nội dung quảng cáo.

Theo cập nhập mới đây nhất của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) về danh sách các cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đến ngày 9/6/2020 có 16 cơ sở với số tiền phạt là 1.139.483.715). Lũy kế từ đầu năm 2020 đến nay Cục An toàn thực phẩm xử phạt 24 cơ sở với tổng số tiền xử phạt trên 1,62 tỷ đồng.

Đó là đối với các sản phẩm vi phạm có xác định được doanh nghiệp thực hiện hành vi quảng cáo lừa dối người tiêu dùng.

Nhưng đối với các trường hợp không xác định được đơn vị vi phạm, đơn vị chủ thể kinh doanh sản phẩm chối bỏ hành vi quảng cáo sai sự thật, thì Cục An toàn thực phẩm cũng đang chỉ xử lý “yếu ớt” bằng cách đăng thông tin trên website của cục, nhằm thông báo cho người tiêu dùng biết.

bat luc truoc quang cao thuc pham chuc nang zawa nhu thuoc chua sinh ly
Những trang web không an toàn rầm rộ quảng cáo sản phẩm Zawa như thuốc kích dục

Hay động thái mạnh mẽ hơn là Bộ Y tế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương và các cơ quan chức năng khác để xử lý. Tuy nhiên, kể từ lúc sản phẩm được quảng cáo đến khi cơ quan chức năng ra quyết định xử lý có thể là khoảng thời gian rất dài để sản phẩm “lộng hành” lừa dối người tiêu dùng.

Các trang web chưa được đăng ký với Bộ Công thương được các con buôn đầu tư rất mạnh về dịch vụ quảng cáo trên Google; Facebook... Chỉ cần người tiêu dùng gõ tên sản phẩm đã xuất hiện hàng loạt những thông tin sai sự thật và để tìm được thông tin chính xác về công dụng của những sản phẩm này người dùng còn phải kéo đến "n" trang Google nữa mới tiếp cận được.

Bởi thế mới nói việc "Thông báo" hành vi vi phạm trên cổng thông tin chỉ là một động thái yếu ớt của cơ quan chức năng đối với những con buôn xảo trá hiện nay.

Và tình trạng này nếu cứ kéo dài thì e rằng luật sẽ bị "nhờn". Các trang web không xác định được đơn vị chủ thể vẫn mọc ra như nấm độc sau mưa và vẫn vô tư quảng cáo sai sự thật về sản phẩm.

Đinh Linh
Phiên bản di động