Xoa dịu vết thương của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn
Rất nhiều trẻ mang tổn thương cho đến tận khi lớn lên. Các cặp đôi đã chia tay có thể xoa dịu sự thương tổn của con bằng cách kiểm soát những hành vi, thái độ của họ trước khi mực khô trên đơn ly hôn.
Chuyên gia về gia đình và vấn đề ly dị M. Gary Neuman đã đưa ra một số lời khuyên cho các bậc cha me làm thế nào để chia tay mà không để lại vết thương cho con cái trong thời gian dài.
Đừng biến con trở thành người liên lạc
Neuman chia sẻ, rất nhiều bố mẹ cố giao tiếp với nhau thông qua các con, gây ra những căng thẳng quá mức cho trẻ và buộc trẻ thương lượng những vấn đề mà bố mẹ không giải quyết được. Thay vào đó, email là một công cụ hữu dụng để nói chuyện với “người cũ”. Nó cho phép bạn bàn bạc một cách cụ thể về cách chăm sóc, nuôi dạy các con mà không phải đi lòng vòng và khơi lại vết thương cũ. Email cũng có khả năng lưu trữ các tin nhắn, luận chứng không thể chối cãi trước tòa, do đó bố mẹ sẽ cẩn thận hơn khi dùng chúng.
Nếu muốn, hãy tự đối thoại. Trẻ không phải người liên lạc
Nếu bạn muốn hay cần nói chuyện với chồng (vợ) cũ qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp, chú ý vào những vấn đề cốt yếu. Quan trọng nhất, đừng chấp nhận điều gì khi anh ấy (cô ấy) giận dữ. Chỉ nói đơn giản: "Tôi biết cảm giác của anh (em), nhưng tôi đến đây để bàn về việc học của con". Làm hết sức mình vì sức khỏe tinh thần của con phụ thuộc vào điều này.
Con không phải bác sĩ trị liệu của bạn
Tuổi vị thành niên thích cảm giác được kiểm soát, và cuộc ly hôn làm thế giới của chúng sụp đổ. Đừng chia sẻ với trẻ những chi tiết của cuộc ly dị hay sự giận dữ của bạn về đối phương với trẻ. Sự lo lắng và nhu cầu kiểm soát của con làm các con "hiểu" điều và mục đích bạn muốn nói. Hãy tìm sự trợ giúp để khuây khỏa từ bên ngoài, có thể đến bác sĩ trị liệu nếu cần nhưng đừng lôi kéo trẻ để con trở thành đồng minh của mình vì điều đó chỉ khiến con tổn thương thôi.
Cố gắng "nắm bắt" suy nghĩ của con
Con trẻ cần cảm giác được quan tâm, và sau khi ly hôn, có thể cảm xúc của trẻ bị xáo trộn, rối loạn. Hãy lắng nghe trẻ. Đừng nói cho trẻ những điều bạn nghĩ. Điều này có thể là rất khó khăn nhưng đừng bao giờ nhận xét, phê bình chồng (vợ) cũ. Trả lời một cách cụ thể về điều mà con tâm sự. Thủ thỉ với con rằng: "Có vẻ con thấy buồn/thất vọng với việc gặp bạn gái mới của bố đúng không". Là một phụ huynh, bạn không cần phải có giải pháp, tất cả những gì bạn cần là lắng nghe con.
Hãy tìm cách nói chuyện, lắng nghe suy nghĩ của con
Và cũng đừng tự mình "viết luận". Bạn có thể đề nghị con viết những cảm xúc của chúng ra và chia sẻ những cảm xúc ấy với người cũ, nhưng nhớ rằng làm điều này chỉ khi nào con muốn. Hòa cùng với cảm xúc của con, chứ không phải cảm xúc của bạn, vết thương sẽ được hàn gắn từ cầu nối yêu thương và sự cảm thông, chia sẻ.
Tránh tiếp tục gây thương tổn
“Tôi đã yêu cầu bố mẹ dẫn con đi chơi cùng với chồng (vợ) cũ vào dịp cuối tuần như đi thăm họ hàng” nhà trị liệu Neuman cho hay. Không nói điều gì khiến con bạn stress như thể con là vách ngăn giữa hai người. Ngược lại, cởi mở cùng con khiến con cảm thấy mình được đặt vào trung tâm. Do đó, hỏi con những câu vui vẻ hay chung chung làm giảm bớt sự căng thẳng. Sau đó thì cứ để tự nhiên, điều gì đến sẽ đến.
Sửa chữa những tổn thương mà bạn đã gây ra cho con
Rất nhiều phụ huynh khi đọc những dòng này có thể nhận ra lỗi lầm mà họ đã vô tình gây ra cho con. Liệu đã là quá trễ để những cảm xúc của con quay trở lại? “Không, các con sẽ tha thứ, chí ít là đến khi con trưởng thành, khi cơn giận của con bị đóng băng”.
Nếu bạn đã từng gây ra những lỗi lầm cho con thì:
- Xin lỗi con.
- Giải thích một cách cặn kẽ bạn đã làm sai điều gì và sau đó hứa là từ nay sẽ thay đổi hành vi, thái độ.
- Cho con cảm giác an toàn và luôn là người đặc biệt. Ví dụ, nói với con giơ tay lên phản đối khi bạn bắt đầu chỉ trích người cũ hay tự nói với chính bản thân mình phải chấm dứt việc nói xấu người cũ ngay.