Vinh danh 160 thôn văn hóa

TP Hà Nội vừa tổ chức vinh danh 160 thôn văn hóa, 190 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn.
Hướng tới phát huy giá trị “Bát cảnh Tây Hồ”, phát triển công nghiệp văn hóa Bước chuyển mình mạnh mẽ của âm nhạc Việt Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo nên diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng ngày một văn minh, hiện đại, đời sống người dân đã được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn đã thực sự trở thành những miền quê đáng sống…Trong đó, văn hóa đóng vai trò quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Thành phố xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng nông thôn mới.

Phong trào xây dựng “Thôn văn hóa” là một sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Chúng ta cùng mong rằng, đây là một hành trình “chỉ có khởi đầu - không có điểm kết thúc” – đúng như Chủ tịch Thành phố Trần Sỹ Thanh đã nói.

Vinh danh 160 thôn văn hóa
Các đại biểu đã lắng nghe các đồng chí trưởng thôn, bí thư chi bộ- là những người trực tiếp triển khai phong trào tại cơ sở kể về sự nỗ lực, tâm huyết và sáng kiến, làm thay đổi đời sống cả về vật chất, tinh thần ở thôn mình.

Mới đây, Sở VH-TH Hà Nội đã tổ chức vinh danh 160 thôn văn hóa, là những thôn tiêu biểu được lựa chọn từ hơn 190 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe các đồng chí trưởng thôn, bí thư chi bộ- là những người trực tiếp triển khai phong trào tại cơ sở kể về sự nỗ lực, tâm huyết và sáng kiến, làm thay đổi đời sống cả về vật chất, tinh thần ở thôn mình. Từ đó nhân lên nhiều hơn những thôn văn hóa, xã văn hóa, huyện văn hóa, góp phần quan trọng chung tay xây dựng thành phố văn minh, hiện đại và giàu bản sắc.

Ông Nguyễn Đức Hiệp – Bí Thư chi bộ, Trưởng Ban công tác mặt trận thôn Du Nội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh cho biết, trong phong trào xây dựng thôn văn hóa, xây dựng nông thôn mới, thôn Du Nội đã hiến đất mở rộng đường.

Sau khi được đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông, tuyến đường trục chính của thôn có chiều dài hơn 500m, đường rộng 3,5-4m, rất chật hẹp. Khi được nâng cấp đầu tư, lãnh đạo và Nhân dân thấy rằng đây là một cơ hội lớn để thôn quyết tâm thực hiện, vì vậy đã vận động tuyên truyền Nhân dân mở rộng đường và thực tế sau khi triển khai đã có 96 hộ dân 2 bên đường tự nguyện hiến đất.

Vinh danh 160 thôn văn hóa
Vinh danh các tập thể điển hình, tiêu biểu.

Kết quả tuyến đường được khánh thành với chiều rộng từ 5-6m, thuận tiện cho Nhân dân đi lại. Từ thành công của việc vận động hiến đất làm đường, thôn tiếp tục vận động người dân hiến gần 200m2 đất để kè ao giữa làng, xây dựng khang trang, sạch đẹp. Điểm nổi bật thứ 2 là việc tham gia cuộc thi “Thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, không tệ nạn xã hội”. Việc xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao cũng được các cấp chính quyền quan tâm xây dựng đồng bộ và hoạt động có hiệu quả. Cùng với đó, thôn cũng là địa phương được triển khai xây dựng mô hình Điểm sinh hoạt cộng đồng kết hợp trồng vườn hoa mini với kinh phí xã hội hóa. Trong phong trào triển khai các mô hình văn hóa, hàng năm, thôn Du Nội đạt trên 98% số hộ đạt Gia đình văn hóa; giữ vững danh hiệu Làng văn hóa 19 năm liền.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Vân Anh đã nhận định, năm 2024 là một năm đánh dấu nhiều mốc quan trọng của Thủ đô Hà Nội, đồng thời đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong đó, 100% huyện đạt Nông thôn mới, 382 xã Nông thôn mới, 191 xã Nông thôn mới nâng cao và gần 90 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu.

Hội nghị lần này nhằm tôn vinh vai trò của các thôn trong việc đóng góp xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu; đồng thời cũng là đóng góp xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến – văn minh – hiện đại.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Vân Anh cũng đề nghị, để đạt được thôn văn hóa thì cần triển khai đầy đủ 5 tiêu chí và 5 tiêu chí này chính là những nội dung bao trùm các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, an ninh – trật tự, vệ sinh môi trường, các điều kiện hoạt động… Vì vậy, việc triển khai thực hiện 5 tiêu chí xây dựng Thôn văn hóa phải có sự chung sức, đồng lòng, phân rõ trách nhiệm của từng ngành, từng tổ chức chính trị – xã hội, đặc biệt là sự quyết tâm của chính quyền địa phương và sự vào cuộc của Nhân dân thì mới hoàn thành được.

Vinh danh 160 thôn văn hóa

Ngày 29/3/2024, Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 07/2024/NQ-HĐND của HĐND Thành phố “Quy định một số nội dung chi, mức chi hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội đến hết năm 2025”. Đây là chính sách thiết thực để tháo gỡ khó khăn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa – thể thao cơ sở trong đó có các nhà văn hóa thôn. Song, do nhiều nguyên nhân, 32 thôn, làng trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng thì trong năm 2025, Thành phố sẽ quyết tâm xây dựng và hoàn thành chỉ tiêu này.

Thái Sơn
Phiên bản di động