Việt Nam tự sản xuất nhiều loại thuốc để dùng

Các bệnh viện tăng mức sử dụng thuốc nội địa bình quân 36% tổng giá trị thuốc năm 2018, có tỉnh tỷ lệ này đến 87%. 
Thực hư tác dụng Vidatox - "thần dược" ung thư giá 6 triệu đồng Vụ thuốc ung thư giả VN Pharma: Đề nghị khởi tố cán bộ Cục Quản lý Dược Thuốc robot thay thế kim tiêm ở Mỹ Bài thuốc hỗ trợ trị sốt xuất huyết

Thuốc sản xuất trong nước ngày càng tăng về số lượng, giá trị và chất lượng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường, cho biết tại Hội nghị tổng kết thực hiện đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", sáng 18/7.

Năm 2018, tỷ lệ sử dụng thuốc trong nước ở y tế tuyến huyện tăng hơn 77%, tuyến tỉnh tăng 57%, tuyến trung ương hơn 9%. Các tỉnh Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum, Hậu Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Long An, tỷ lệ dùng thuốc nội 70-77% trên tổng giá trị sử dụng thuốc năm 2018. Phú Yên là tỉnh có tỷ lệ sử dụng thuốc nội địa nhiều nhất, 87%.

Nhiều bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Trung ương 71 Thanh Hóa, Bệnh viện tâm thần Trung ương 2, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Nội Tiết Trung ương, Bệnh viện Phong da liễu Trung ương Quy Hòa... sử dụng 30-52% là thuốc sản xuất trong nước.

Việt Nam tự sản xuất nhiều loại thuốc để dùng
Dây chuyền sản xuất thuốc viên của một doanh nghiệp. Ảnh: DAV.

Ông Vũ Tuấn Cường, Cục trưởng Quản lý dược, Bộ Y tế, cho biết thuốc nội địa đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân, 12/13 loại vắcxin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã được bào chế trong nước. Hiện, cả nước có 198 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 11 nhà máy đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của WHO. Có 652 loai thuốc đã được chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh.

Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2020 tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 22% ở tuyến trung ương, 50% tuyến tỉnh và 75% tuyến huyện. Để đạt được mục tiêu, Bộ Y tế phối hợp với các bộ ngành quy định theo hướng ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. Cụ thể, ưu tiên đầu tư, nâng cấp nhà máy đạt tiêu chuẩn, ưu tiên đấu thầu, cung ứng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

Bộ Y tế đã ban hành Danh mục 640 thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung ứng, không mua thuốc nhập khẩu. Thuốc sản xuất trong nước được phân nhóm để đấu thầu riêng, được tham gia tất cả các nhóm đấu thầu khác khi đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật.

"Với chính sách này, trong tương lai gần thuốc sản xuất tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ", ông Cường chia sẻ.

Theo VnExpress
Phiên bản di động