Vì sao Hà Nội xuất hiện sương mù dày đặc?

Các lớp nghịch nhiệt xuất hiện ở độ cao từ 500-1.500m kết hợp với điều kiện lặng gió ở bề mặt chính là điều kiện tổ hợp để xuất hiện tình trạng sương mù tại Hà Nội như sáng nay, 24/12.
Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc Xe tải lao ra từ sương mù tông trực diện hai người đi xe máy Dự báo thời tiết 2/10: Miền Bắc phủ sương, ngóng mưa rửa bụi

Sáng nay (24/12), sương mù xuất hiện dày đặc tại khu vực nội thành Hà Nội nói riêng và cả khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung.

Sương mù dày đặc tại Hà Nội vào sáng nay, 24/12.

Theo ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia), lúc 7h sáng cùng ngày, tầm nhìn xa ước lượng ở khu vực nội thành Hà Nội phổ biến từ 300-500m. Đây là dạng sương mù bình lưu, hình thành khi không khí lạnh đã tồn tại những ngày trước ở khu vực Đông Bắc Bộ suy yếu và dịch chuyển về phía Đông mang nhiều hơi ẩm hơn vào đất liền.

"Các lớp nghịch nhiệt xuất hiện ở độ cao từ 500-1.500m kết hợp với điều kiện lặng gió ở bề mặt chính là điều kiện tổ hợp để xuất hiện tình trạng sương mù như sáng nay. Dự báo với dạng sương mù bình lưu và các điều kiện thời tiết như hiện tại, tình trạng sương mù có khả năng kéo dài đến trưa, chiều sẽ giảm nhẹ" - ông Năng cho biết.

Ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết (Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia).

Cũng theo ông Năng, trong đêm nay và sáng mai (25/12) sương mù, mưa phùn tiếp tục có khả năng xảy ra ở các tỉnh Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Ngày 26-27/12 không khí lạnh ảnh hưởng nên sương mù có khả năng giảm nhưng sau đó có thể quay trở lại nhiều từ ngày 27-28/12.

Hiện tượng sương mù làm giảm tầm nhìn, có khả năng ảnh hưởng nguy hiểm đến giao thông, đặc biệt trên các đường quốc lộ và các khu vực sân bay.

Nguồn: Dân trí
dantri.com.vn
Phiên bản di động