Văn hóa giao thông: Ánh nến trong đêm
Hà Nội được yêu cầu xóa "cà phê đường tàu" Hà Nội: hàng loạt tuyến đường được tổ chức lại giao thông Hà Nội có thể cấm phương tiện giao thông xung quanh hồ Hoàn Kiếm |
Sẵn sàng hỗ trợ người dân
Giao thông ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vốn đã rất phức tạp, khi màn đêm buông xuống lại càng nhiều mối nguy hiểm rình rập người dân.
Sau những vụ việc người thân của nạn nhân đánh cả ân nhân giúp đỡ vì tưởng đó là đối tượng gây tai nạn, nhiều người dần có tâm lý ái ngại, thậm chí vô tâm. Vậy nhưng lực lượng Cảnh sát giao thông lại luôn trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ người bị nạn bất cứ lúc nào, kể cả trong đêm tối.
Công an TP Hà Nội tuần tra ban đêm |
Mới đây nhất vào tối 6/10, Thượng uý Nguyễn Tuấn Vũ, cán bộ trực ban Đội Cảnh sát giao thông số 10 - Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cho biết, đã xảy ra vụ tai nạn giao thông tại 817 Quang Trung, quận Hà Đông (Hà Nội). Cụ thể, người phụ nữ đi xe đạp qua đường bị một nam thanh niên đi xe máy Honda Wave không đội mũ bảo hiểm tông trúng. Cú đâm khiến người phụ nữ gãy chân, còn nam thanh niên đi xe máy tăng ga bỏ chạy.
Ngay sau đó, 2 chiến sĩ Đội Cảnh sát giao thông số 10 lấy xe chuyên dụng của đội kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Sự việc xảy ra vào khoảng 20h tối cùng ngày (6/10) tại Chiến sĩ Đội CSGT số 10, Hà Nội dùng xe cảnh sát đưa bà Nga đi cấp cứu tại Bệnh viện ở Hà Đông
Thượng uý Nguyễn Tuấn Vũ cho biết, khi đang trực ban ở đơn vị thì bỗng nghe tiếng động lớn nên chạy ra kiểm tra. Thấy người dân báo có một phụ nữ đi xe đạp qua đường bị một thanh niên đi máy tông ngã còn người phụ nữ la hét kêu đau, chân chảy nhiều máu, nên Thượng úy vội cởi áo đang mặc để buộc chặt vào chân người phụ nữ cầm máu.
Lực lượng Cảnh sát giao thông cứu giúp người bị nạn trong đêm |
Ngay sau đó, Thượng úy Vũ gọi thượng uý Nghiêm Đình Cẩn ra hỗ trợ, vẫy taxi nhưng không có. Bởi vậy nên các Thượng úy liền xin ý kiến chỉ huy đơn vị, đồng thời dùng ô tô cảnh sát chuyên dụng của Đội Cảnh sát giao thông số 10 ra chở người phụ nữ này đến Bệnh viện 103 Hà Đông để cấp cứu.
Trên cả nhiệm vụ
Theo Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 4/1/2016, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trang bị cho Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thực hiện theo Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông là giám sát tình hình trật tự giao thông, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hành vi vi phạm. Với mỗi ca trực đêm dài tối thiểu 4 tiếng đồng hồ, theo Thông tư số 01/2018/TT-BTC cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông (bao gồm cả lực lượng Cảnh sát khác tham gia trực tiếp cho nhiệm vụ quy định tại Nghị định số 27/2010/NĐ-CP của Chính phủ) tối đa chỉ được hưởng 100.000 đồng/người/ca.
Như vậy vốn dĩ cả xe chuyên dụng và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát giao thông đều không có nhiệm vụ hỗ trợ người bị nạn. Tuy nhiên cán bộ, chiến sĩ đã vượt lên trên trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để hết lòng giúp đỡ người dân. Trong tình huống khẩn cấp, mạng người giành giật chỉ tính bằng phút đồng hồ, hành động của lực lượng cảnh sát giao thông có thể nói như ngọn nến trong đêm, tiếp sự sống cho các nhân.