V-League tàn cuộc và cái kết của những đội bóng "nhà nghèo"

Kể từ khi lên chơi ở V.League 2018, Nam Định luôn là đội bóng "con nhà nghèo". Tài sản giá trị lớn nhất của Nam Định chính là những khán đài cuồng nhiệt. Cũng chính điều đó đã mang lại màu sắc tích cực cho V.League. Tuy nhiên, mùa giải nào họ cũng đánh vật với cuộc chiến trụ hạng.
Nhận định bóng đá M’gladbach vs Real Madrid, 3h00 ngày 28/10: Gã khổng lồ bừng tỉnh Nhận định bóng đá M’gladbach vs Real Madrid, 3h00 ngày 28/10: Gã khổng lồ bừng tỉnh
Lịch thi đấu Champions League 27/10: Lokomotiv Moskva cản bước Bayern Munich? Lịch thi đấu Champions League 27/10: Lokomotiv Moskva cản bước Bayern Munich?
Thắng đậm 6 - 0, báo Tuổi trẻ Thủ đô khởi đầu thuận lợi tại Press Cup 2020 Thắng đậm 6 - 0, báo Tuổi trẻ Thủ đô khởi đầu thuận lợi tại Press Cup 2020

Kể từ khi lên chơi ở V.League 2018, Nam Định luôn là đội bóng "con nhà nghèo". Tài sản giá trị lớn nhất của Nam Định chính là những khán đài cuồng nhiệt. Cũng chính điều đó đã mang lại màu sắc tích cực cho V.League. Tuy nhiên, mùa giải nào họ cũng đánh vật với cuộc chiến trụ hạng.

V.League 2020 tiếp tục là một mùa giải khó khăn. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Nam Định chính là nhà vô địch V.League 2017 - Quảng Nam. Đó là đối thủ luôn "thoát hiểm" một cách bất ngờ. Thậm chí, Quảng Nam cũng giành chức vô địch V.League 2017 khi cả không còn quyền tự quyết.

Nam Định cần phải có ít nhất 1 điểm ở lượt trận cuối nếu muốn trụ hạng tại V.League. Ảnh: VPF
Nam Định cần phải có ít nhất 1 điểm ở lượt trận cuối nếu muốn trụ hạng tại V.League (Ảnh: VPF)

Nam Định là đội đang chịu nhiều thiệt thòi nhất ở V.League đến từ các sai lầm của trọng tài. Điều đó đã đẩy họ vào thế khó ở vòng cuối cùng.

Giám đốc kỹ thuật Nguyễn Văn Sỹ đã chia sẻ với báo chí rằng: "Chúng tôi có ai ở bên cạnh mình đâu. Tác động vấn đề này, vấn đề khác rất là nhiều. Tôi cũng chán rồi, không muốn nói nữa. Đối với tôi lúc này, động viên tinh thần các cầu thủ để chiến đấu".

Dường như, những đội bóng "nhà nghèo" vẫn thường cô đơn khi đua trụ hạng V.League. Ở mùa giải 2019, huấn luyện viên Võ Đình Tân của Khánh Hoà đã tuyên bố rằng: “Bóng đá Khánh Hòa dù bất cứ như thế nào, tình huống nào, hoàn cảnh nào vẫn sẽ thi đấu hết mình.

Đó là tiêu chí cần phải khẳng định xuyên suốt là ở V.League này chỉ có Khánh Hoà làm được. Bởi vậy, kể cả chúng tôi đủ điểm, dư điểm hay thiếu điểm đều sẽ đá sòng phẳng không xin bất cứ một ai”.

Rất nhiều người đặt câu hỏi phải cả V.league chỉ Khánh Hoà không đi xin cho điểm, và những đội bóng còn lại xảy ra tình trạng này? Cũng trong mùa giải đó, Khánh Hoà đã xuống hạng.

Tại V.League 2015, trước khi Đồng Nai cầm vé xuống hạng, huấn luyện viên Trần Bình Sự từng cay đắng nói rằng: “Đồng Nai đơn độc ở V.League. Chúng tôi là đội bóng từ đầu đến cuối thi đấu không có bạn bè.

Ra sân là thi đấu hết mình. Năng lực kém thì thua, tôi chấp nhận. Nhưng bóng đá có vấn đề nhường nhịn nhau, tôi rất buồn, người làm bóng đá chân chính, khán giả rất buồn".

Và cái kết của Đồng Nai chính là một suất xuống hạng mang đến nhiều dư vị buồn hiển hiện của cả cái nghèo. Những cầu thủ Đồng Nai đã rẽ theo những con đường khác nhau để tự cứu sự nghiệp chính mình.

Những câu chuyện xin cho điểm kiểu “3 đi, 3 về” trong quá khứ từng xảy ra, hay hiện tượng một ông chủ liên quan đến nhiều đội bóng vẫn đang hiện hữu. Đấy là điều khiến cho câu chuyện trụ hạng hay vô địch bằng “quan hệ” ở V.League được đặt nghi vấn.

Bây giờ, chính Nam Định cũng đang nằm giữa những tiếng thở dài ngao ngán về một thực trạng không bao giờ được xoá sạch ở V.League. Và chính họ cũng đang phải phó mặc số phận cho "ông trời" như huấn luyện viên Thành Công của Quảng Nam đã thốt lên.

Nguồn: Báo Lao Động
laodong.vn
Phiên bản di động