Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá sự cần thiết của Quỹ bình ổn xăng dầu

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
'Ông trùm' xăng dầu Việt Nam sẽ thoái sạch vốn tại PG Bank Nam Định: 'Tuýt còi' nhiều doanh nghiệp phân phối, mua xăng dầu ngoài hệ thống Doanh nghiệp xăng dầu gặp khó khăn không phải do tín dụng ngân hàng

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Giá (sửa đổi).

Theo đó,Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát các trường hợp và biện pháp bình ổn giá; tiêu chí, phương pháp, thẩm quyền định giá; danh mục và các trường hợp hàng hóa, dịch vụ nhà nước định giá; cơ sở, căn cứ để hiệp thương giá, vai trò của nhà nước, trách nhiệm và vai trò của tổ chức, cá nhân trong hiệp thương giá; tính cụ thể, khả thi, công khai, minh bạch trong kê khai, niêm yết, tham chiếu giá và kiểm tra yếu tố hình thành giá.

Chính phủ cũng cần cụ thể hơn về đàm phán giá để bảo đảm tính khả thi; quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong bình ổn giá; bảo đảm vận hành theo cơ chế thị trường có quản lý và định hướng quản lý của Nhà nước để hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp và nhất là bảo vệ lợi ích của người yếu thế.

Về bình ổn giá, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ lý do đề nghị thay đổi thẩm quyền quyết định điều chỉnh danh mục hàng hóa bình ổn giá so với quy định hiện hành, đánh giá tác động ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của công dân, của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu giữ như quy định hiện nay, Quốc hội quyết định danh mục hàng hóa bình ổn giá trong Luật, trong thời gian giữa 2 kỳ họp, giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá sự cần thiết của Quỹ bình ổn xăng dầu
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Về tiêu chí bình ổn giá, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung tiêu chí giá hàng hóa, dịch vụ biến động lớn, có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất cần có quy định về bình ổn giá trong Luật. Tuy nhiên, đề nghị nghiên cứu đổi tên Điều thành các biện pháp về bình ổn giá, quy định rộng hơn về các biện pháp bình ổn giá, tương thích với Luật Phòng thủ dân sự, Pháp lệnh về tình trạng khẩn cấp và các luật về khắc phục sự cố, thảm họa; hoàn thiện cơ chế quản lý Quỹ, quy định nguyên tắc, điều kiện thành lập quỹ, nguồn hình thành quỹ, thời hạn hoạt động của quỹ và giao cho Chính phủ quyết định; bảo đảm công khai, minh bạch, hài hòa lợi ích trước khi giao Chính phủ quyết định thành lập quỹ.

Đối với Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ thực trạng, hiệu quả và sự cần thiết của quỹ; điều hành phải công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm tuân thủ theo các quy định của pháp luật, tôn trọng quy luật của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trường hợp không phát huy hiệu quả thì nghiên cứu, đề xuất phương án đối với quỹ.

Trước đó, tại phiên họp hôm 15/3, về vấn đề sự cần thiết của việc duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho biết, nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn.

Theo nhiều ý kiến, trong bối cảnh hiện nay, khi thị trường xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường, cần có sự điều hành của Nhà nước. Khi lượng dự trữ xăng dầu còn mỏng thì việc bỏ quỹ là chưa phù hợp.

Ngoài ra, khi giá xăng dầu thế giới biến động thì Quỹ bình ổn đã phát huy vai trò "điều hòa", góp phần giảm tần suất và mức điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu, giảm biên độ biến động giá, từ đó giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh…

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định làm rõ tính chất hoạt động có thời hạn, Chính phủ chịu trách nhiệm công khai, hiệu quả, kịp thời trong quản lý, sử dụng quỹ.

Ở chiều ngược lại, một số ý kiến đề nghị không tiếp tục duy trì quỹ bình ổn giá xăng dầu vì đây là quỹ tài chính do người tiêu dùng chi trả, song lại do doanh nghiệp quản lý và quyết định sử dụng nằm tại cơ quan điều hành, chưa có quy định về thời hạn hoạt động của quỹ.

"Hiện nay, giá xăng dầu trong nước đã liên thông với giá thế giới, việc lập quỹ là sự can thiệp của Nhà nước vào một loại mặt hàng có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới khó đồng nhất", báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết.

Bên cạnh đó, hiện nay, giá xăng dầu trong nước đã liên thông với giá thế giới, việc lập quỹ là sự can thiệp của Nhà nước vào một loại mặt hàng có tính nhạy cảm rất cao với thị trường, khiến giá xăng dầu trong nước và thế giới khó đồng nhất…

Theo ông Nguyễn Phú Cường, tiếp thu ý kiến đa số đại biểu Quốc hội, trong quản lý, điều hành Quỹ bình ổn giá xăng dầu, Chính phủ cần đề cao tính công khai, minh bạch về thực trạng nguồn lực, việc sử dụng quỹ. Nâng cao tính kịp thời, hiệu quả thực tế trong điều hành, nhất là khi biến động. Đồng thời có lộ trình để sớm đưa giá xăng dầu của Việt Nam hoàn toàn vận hành theo quy luật thị trường.

Hậu Lộc
Phiên bản di động