Tăng cường quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19

Sở Y tế Hà Nội có Công văn số 883/SYT-NVY về việc quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã; Các bệnh viện trong và ngoài công lập.
Bài 3: Bác sĩ tuyến đầu dũng cảm và mạnh mẽ Phát hiện cơ sở sản xuất thuốc Đông y “nổ” chữa được COVID-19 Nhiều tuyến tàu khách Bắc - Nam tạm dừng khai thác do dịch COVID-19

Công văn nêu rõ, các đơn vị chỉ đạo thực hiện các nội dung theo Kế hoạch số 53/KH-UBND và Công văn số 10815/BYT-DP của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 và các văn bản liên quan, trong đó tập trung vào một số nội dung.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu cho UBND quận, huyện, thị xã thực hiện cập nhật, danh sách và quản lý sức khỏe người dân thuộc nhóm nguy cơ cao: Bao gồm người có bệnh nền nguy cơ cao, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ liều vắc xin COVID-19.

Các đơn vị tổ chức rà soát, lập danh sách, thống kê người thuộc nhóm nguy cơ cao, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhóm nguy cơ mắc COVID-19 trên địa bàn phụ trách.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Ngoài ra, các đơn vị điều tra xác định yếu tố: Tình trạng bệnh nền đang được điều trị; Tình trạng sức khỏe (khả năng tự đi lại, tự chăm sóc bản thân); Tình trạng sống chung (sống một mình, sống chung); Nhu cầu hỗ trợ (chăm sóc, điều trị bệnh nền, thuốc, nhu cầu khác); Áp dụng nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử, phần mềm quản lý F0 để quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe, tình trạng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Tổ chức quản lý và theo dõi sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ.

Các đơn vị tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình: Rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được; Tiêm mũi bổ sung, tiêm nhắc lại vắc xin phòng Covid-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ đã tiêm đủ liều; Rà soát và tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.

Các đơn vị triển khai xét nghiệm tầm soát phát hiện F0 đối với người thuộc nhóm nguy cơ: Chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở...; Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng tét nhanh kháng nguyên cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời xác định ca bệnh theo quy định; Khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.

Các đơn vị tổ chức truyền thông, tư vấn về phòng chống COVID-19 cho nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình: Truyền thông để người dân thuộc nhóm nguy cơ biết cách tự theo dõi sức khoẻ; Thực hiện tốt Thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, hạn chế tụ tập và đến nơi tập trung đông người; Thực hiện khai báo y tế.

Các địa phương cần thông tin đầy đủ về lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19; Thuyết phục, động viên người thuộc nhóm nguy cơ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều để khẩn trương tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; Hướng dẫn phát hiện sớm các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 và thông báo với cơ quan y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm.

Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng, tức ngực, khó thở, đau mỏi người, mệt mỏi, mất vị giác hoặc khứu giác, người dân báo ngay cho Trạm y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn, kiểm tra y tế, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi, cách ly và điều trị theo quy định.

Các đơn vị chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ: Hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao theo dõi sức khỏe và điều trị ngay khi phát hiện mắc COVID-19; Thực hiện xử trí và điều trị theo hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị.

Ngoài ra, xem xét cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao cách ly, theo dõi tại nhà hay tại cơ sở điều trị có thể được xem xét dựa trên cơ sở: Tình trạng, mức độ bệnh; Điều kiện chăm sóc, điều trị tại nhà; Sự hỗ trợ của cán bộ y tế; Nguyện vọng của người mắc COVID-19 hay gia đình; Thực hiện quản lý, chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Khi thực hiện việc cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao cần tuân thủ các hướng dẫn về chuyên môn về cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà, cấp phát thuốc điều trị COVID-19 theo quy định.

Hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ, đánh giá tình trạng bệnh, sơ cấp cứu và chỉ định chuyển cơ sở điều trị kịp thời; Thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nền cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao tại nhà hoặc tại các cơ sở điều trị, cần có tư vấn và phối hợp của cán bộ chuyên khoa tương ứng với bệnh nền của người mắc COVID-19.

Bên cạnh đó, tổ chức tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, theo dõi sức khỏe cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao và người sống chung, người cùng gia đình.

Các đơn vị hướng dẫn, hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ và người chăm sóc cách xử trí các triệu chứng thông thường tại nhà cung cấp kiến thức về vệ sinh và dinh dưỡng; Hỗ trợ người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí các tác dụng phụ nhẹ của các thuốc điều trị; Hỗ trợ và động viên tinh thần cho người mắc COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình.

Về công tác chăm sóc và theo dõi sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ, công văn nêu rõ, đối với trường hợp người sống chung, người cùng gia đình mắc COVID-19: Tách riêng người thuộc nhóm nguy cơ để thực hiện việc theo dõi sức khỏe, cách ly đảm bảo việc giảm thiểu thấp nhất nguy cơ mắc COVID-19 trong trường hợp có người sống chung, người cùng gia đình mắc COVID-19; Thực hiện việc theo dõi, cách ly, điều trị cho người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19 cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn mới được sống chung, tiếp tục chăm sóc người thuộc nhóm nguy cơ.

Về công tác quản lý bệnh không lây nhiễm: Tổ chức các biện pháp phát hiện sớm người mắc bệnh không lây nhiễm (bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản...) để quản lý điều trị kịp thời.

Ngoài ra, quản lý, theo dõi sức khỏe, hướng dẫn, tư vấn người mắc bệnh không lây nhiễm bảo đảm chế độ ăn uống, vận động thể lực, tuân thủ điều trị và tự chăm sóc, theo dõi tại nhà; Thực hiện quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã và tại các cơ sở y tế theo quy định và theo hướng dẫn điều trị, quản lý một số bệnh không lây nhiễm trong dịch Covid-19 của Bộ Y tế; Bảo đảm việc cung ứng, cấp phát thuốc kịp thời, đầy đủ để điều trị các bệnh không lây nhiễm.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động