Số lượng bếp than tổ ong mới giảm được khoảng 59,8%
Hà Nội: Sử dụng than tổ ong sẽ bị phạt từ năm 2021 Hà Nội: Cả chung cư tháo chạy vì đám cháy từ bếp than tổ ong |
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Trọng Đông - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: Trong nhiều năm qua, việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt hàng ngày đã tạo ra chất thải, khí thải độc hại như bụi mịn PM2.5, khí CO, CO2, SO2, tác hại trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng và cộng đồng dân cư, ảnh hưởng xấu đến môi trường và an toàn về phòng cháy, chữa cháy.
Ngoài giá thành rẻ và thói quen của người sử dụng, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân về tác hại của than tổ ong đối với sức khỏe và môi trường còn hạn chế, công tác tuyên truyền vận động của các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội còn thiếu quyết liệt.
Theo ông Nguyễn Trọng Đông, để việc xóa bỏ bếp than tổ ong đạt mục tiêu theo đúng tiến độ, cần có sự quyết tâm, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị các cấp.
Sự chung tay, “đồng hành của các tổ chức trong nước và quốc tế, các viện nghiên cứu nhằm huy động nguồn lực về tài chính và kỹ thuật nhằm tăng cường năng lực xây dựng và triển khai kế hoạch, xây dựng thể chế, chính sách và ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến thay thế bếp than tổ ong” ông Nguyễn Trọng Đông nhấn mạnh.
Mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng 528,2 tấn than, phát thải 1.870 tấn khí CO2 tương đương vào bầu không khí. Điều này có nghĩa là mỗi ngày không khí thủ đô phải gánh chịu lượng khí thải khổng lồ, dẫn đến một loạt các hệ lụy về sức khỏe và môi trường.