Quay cuồng với giá vàng, nhà đầu tư ngóng tin từ FED
Tổng thống Trump chỉ trích FED là vấn đề khó khăn nhất của Mỹ Màn phô diễn sức mạnh 'có một không hai' trong lễ mừng quốc khánh Mỹ Quốc hội Mỹ đề nghị Facebook tạm ngừng phát triển tiền ảo |
Trong ngày đầu tiên của tháng 7, giá vàng lao dốc không phanh tới 2%, xuống dưới mức 1.390 USD/oz – ghi nhận phiên giảm mạnh nhất trong năm vì đàm phán Mỹ – Trung mang diễn biến tích cực, thúc đẩy đồng USD. Nhưng ngay sau đó, giá vàng tăng mạnh và chạm mức đỉnh năm vào ngày thứ Tư tại 1.441 USD/oz. Thị trường ổn định vào thứ Năm khi Mỹ nghỉ lễ độc lập và lại giảm mạnh vào thứ Sáu vì báo cáo việc làm của nền kinh tế số 1 thế giới tăng trưởng ấn tượng.
Hoa hậu H'Hen Niê đeo vàng "đầy người" trong một lần dự sự kiện. Ảnh minh họa |
Nhà đầu tư kỳ vọng vàng sẽ bật tăng trong tuần này. Tuy nhiên, tính tới đầu giờ sáng ngày 8/7 theo giờ Việt Nam, thị trường đã mở cửa và giá vàng đang theo đà giảm. Hiện giá vàng trên sàn Kitco niêm yết ở mưc: 1.395,1 - 1.396,1 USD/oz. Giá vàng tương lai giao dịch ở mức 1.397,9 USD/oz.
Theo các nhà phân tích thị trường, giá vàng chịu áp lực điều chỉnh trong ngắn hạn là do ít có khả năng FED sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng này, mà chỉ có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 9 sắp tới.
Bên cạnh đó, ông Nirmala Sitharaman, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ cho biết, quốc gia này sẽ tăng thuế nhập khẩu vàng từ 10% lên mức 12,5% nhằm góp phần giảm thâm hụt thương mại của quốc gia này. Động thái này khiến các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu vàng ở quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ 2 thế giới này sẽ giảm mạnh trong thời gian tới. Bởi việc tăng thuế nhập khẩu vàng sẽ khiến giá vàng tại quốc gia này cao hơn nhiều so với giá vàng quốc tế, nhất là trong điều kiện giá vàng quốc tế đang ở mức cao như hiện nay.
Tuy nhiên, các yếu tố hỗ trợ giá vàng tăng trong dài hạn vẫn còn, như bất ổn địa chính trị ở Trung Đông, nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác, OPEC cắt giảm sản lượng dầu mỏ…
Trong tuần tới, Chủ tịch FED Powell sẽ có phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ về chính sách tiền tệ vào ngày 9 và 10/7. Bên cạnh đó, FED cũng công bố biên bản cuộc họp tháng 6/2019 vào ngày 10/7. Nếu FED vẫn giữ quan điểm tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế Mỹ để điều chỉnh lãi suất, thì sẽ tác động tiêu cực đến giá vàng. Ngược lại, FED cho rằng sẽ cắt giảm lãi suất, thì sẽ giúp giá vàng phục hồi trở lại trong ngắn hạn.
Theo kết quả khảo sát của Kitco về xu hướng giá vàng trong tuần từ 8-12/7, trong số 16 chuyên gia phân tích của phố Wall, có 8 người (50%) dự báo giá vàng sẽ tăng; 4 người (25%) dự báo giá vàng sẽ giảm và 4 người (25%) dự báo giá vàng sẽ đi ngang.
Trong khi đó, trong số 721 độc giả tham gia khảo sát trực tuyến của Kitco, có 470 người (65%) nhận định giá vàng sẽ tăng; 144 người (20%) nhận định giá vàng sẽ giảm; 107 người (15%) cho rằng giá vàng sẽ đi ngang.
Thị trường trong nước tuần qua cũng biến động giá mạnh mẽ quanh mốc 39 triệu đồng/lượng. Vàng có lúc tăng giảm gần triệu đồng. Tính đến sáng ngày 8/7, Doji niêm yết giá vàng ở mức 38,580 - 38,880 triệu đồng/lượng, tăng 80.000 đồng ở chiều mua vào, giảm 20.000 đồng ở chiều bán ra. SJC niêm yết giá vàng ở mức 38,550 - 38,800 triệu đồng/lượng, chưa điều chỉnh so với mức giá cuối tuần trước.