Quảng Ninh: Thanh niên 27 tuổi bị bỏng nặng khi dùng xăng đốt rác
Các chuyên gia Y tế khuyến cáo người dân cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng các chất có thể gây ra cháy nổ như xăng, dầu hỏa, cồn.
Do bỏng xăng xếp loại bỏng do nhiệt khô. Xăng khi cháy có nhiệt độ rất cao nên thường gây bỏng sâu. Vết thương di chứng sau bỏng rất nặng nề, ảnh hưởng sức khỏe, thẩm mỹ và đặc biệt là tâm lý của bệnh nhân.
Bỏng do xăng có những điểm nguy hiểm khác biệt so với bỏng thông thường như từ dầu ăn, nước sôi. Nhiều ca bỏng xăng dù được điều trị ngay lập tức vẫn có tỷ lệ thương tật nặng nề, cần thời gian điều trị lâu dài.
Nếu không chữa trị đúng cách, vết thương thường rất lâu khỏi. Bỏng rộng có thể dẫn đến hoại tử thứ phát, độ bỏng sâu hơn, co kéo bề mặt da tạo sẹo xấu. Nguy hiểm hơn, vết thương có thể bị nhiễm trùng gây nhiễm trùng máu, suy thận, suy đa tạng, ảnh hưởng đến tính mạng.
Một nạn nhân bỏng xăng nặng đang điều trị tại BV Đa khoa Khánh Hòa. (Ảnh An Bình) |
Sơ cứu không đúng cách, tự ý chữa trị tại nhà hay áp dụng các phương pháp dân gian có thể khiến vết thương do bỏng xăng của nạn nhân nhiễm trùng, suy đa tạng.
Dưới đây là tư vấn của các Bác sĩ về những bước cần thiết trong việc sơ cứu nạn nhân như sau:
- Dập tắt lửa: Khi dập tắt ngọn lửa từ xăng nên lưu ý, không dùng nước. Điều này khiến người bị nạn bỏng nặng hơn, vì xăng nổi lên trên nước sẽ tiếp tục bốc lửa, lan rộng. Bạn nên dùng chăn, ga trùm lên nạn nhân nhanh chóng.
- Sơ cứu tại chỗ bỏng: Ngay sau khi dập lửa, chúng ta cần giảm nhiệt tại chỗ bị bỏng cho nạn nhân. Người ứng cứu nên dội nước sạch từ 30-60 phút liên tục, phương pháp này giúp nạn nhân không bỏng sâu hơn. Lưu ý giữ cho vết bỏng sạch, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, không làm vỡ chỗ phỏng nước. Các phần quần áo, da dính vào vết bỏng không nên tự ý bóc ra.
- Dùng gạc vô khuẩn hoặc vải sạch phủ lên vết bỏng, nhanh chóng đưa nạn nhân đến viện điều trị, không tự điều trị tại nhà.