Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhận giải thưởng "Cống hiến trọn đời"

Tại Hội nghị Quản lý bệnh viện châu Á lần thứ 18 năm 2019 vừa được Bộ Y tế Việt Nam, Hiệp hội quản lý Bệnh viện châu Á tổ chức, GS.TS Lê Ngọc Trọng - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Bác sỹ gia đình Việt Nam đã được trao giải thưởng "Cống hiến trọn đời" vì những đóng góp với sự nghiệp y tế Việt Nam và y tế châu Á.
Từ 16/10/2019: Bắt buộc lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra trục lợi Bộ trưởng Y tế kiểm tra “điểm nóng” bệnh sốt xuất huyết

Trước đó, giải thưởng này đã được trao cho GS.TS Vũ Văn Đính - Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu- Chống độc Việt Nam (năm 2012) và bà Vi Nguyệt Hồ - Nguyên Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, vợ cố giáo sư Tôn Thất Tùng năm 2016 khi sự kiện được tổ chức tại Việt Nam.

Đây là giải thưởng uy tín của Hội nghị, sự ghi nhận quốc tế đặc biệt dành cho những người có cống hiến quan trọng đối với y tế khu vực châu Á.

GS Lê Ngọc Trọng là người ghi dấu ấn lớn khi làm Hiệu trưởng trường Đại học Y Miền núi ở tỉnh Bắc Thái (nay là Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên) kiêm Giám đốc Bệnh viện (1988-1992).

nguyen thu truong bo y te nhan giai thuong cong hien tron doi
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Ngọc Trọng nhận giải thưởng 'Cống hiến trọn đời'

GS Trọng là người có 14 năm làm Thứ trưởng Bộ Y tế (1992 - 2006). Tại Bộ Y tế, ông được giao nhiều nhiệm vụ về quản lý y tế, trong đó nổi bật nhất là chỉ đạo phát triển mạng lưới khám chữa bệnh Việt Nam. Ông chủ trì phụ trách chương trình Y tế quốc gia. Trong đó nổi bật nhất là chương trình Phòng chống sốt rét, chương trình Phòng chống bướu cổ… thu được kết quả rất tốt.Trong thời gian công tác, vừa giảng dạy vừa thực hành khám chữa bệnh tại Bệnh viện, GS.TS Lê Ngọc Trọng đã xây dựng được mô hình mẫu mực kết hợp Viện - Trường điển hình được nhà nước đánh giá cao.

Khi trở thành Thứ trưởng Bộ Y tế phụ trách khoa học và đào tạo, ông trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các trường cao đẳng… được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch mạng lưới chung các trường đào tạo ở Việt Nam, chính những quy chế này là tiền thân của Luật Khám chữa bệnh hiện nay.

GS.TS Lê Ngọc Trọng đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp Y tế Việt Nam, được nhân dân tin yêu, đồng nghiệp trong ngành và các thế hệ học trò yêu mến, quý trọng và gọi ông bằng hai từ gần gũi, thân thương: Thầy Trọng...

Đinh Linh
Phiên bản di động