Nam thanh niên bị tắc ruột, người nhà nghi do "nghiện" trà sữa trân châu
Cảnh báo nguy cơ tắc ruột do bã thức ăn |
Được biết bệnh nhân tên là Ngô Trần N.L (sinh năm 1999) trú tại xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng (PHú Thọ).
Bệnh nhân Ngô Trần N.L đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ |
Theo người nhà, bệnh nhân dùng rất nhiều trà sữa trân châu, kéo dài trong nhiều năm. Thậm chí, bệnh nhân có thể không ăn cơm, không ăn sáng nhưng vẫn uống trà sữa trân châu đen.
Hình ảnh nội soi cho thấy một khối dị vật trong dạ dày và ruột của nam thanh niên |
Trước đó bệnh nhân có biểu hiện nôn, đau bụng, không ăn được và đi phân lỏng kéo dài nửa tháng mới nhập viện.
BS Tiến, Trưởng khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu, Trung tâm Y tế huyện Đoan Hùng, người trực tiếp điều trị ca bệnh cho biết:
“Ngày 14/8, bệnh nhân nhập viện không có dấu hiệu của tắc ruột mà chỉ bán tắc ruột. Khi nội soi cho bệnh nhân thì phát hiện khối dị vật nằm ở trong dạ dày và ruột mà không thấy hình thể tắc ruột. Vì thế, chúng tôi chưa chỉ định mổ mà cho nhập viện để điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân hợp tác điều trị kém. Sau đó, do sợ khối dị vật trôi xuống ruột non sẽ gây tắc ruột, bệnh viện tuyến huyện chưa xử lý được nên chúng tôi đã chuyển bệnh nhân lên tuyến tỉnh. Theo thông tin chúng tôi nắm được từ đồng nghiệp bệnh viện tỉnh, cho đến thời điểm hiện tại, bệnh nhân vẫn phải theo dõi và chưa tiến hành mổ”
Kết quả chụp cắt lớp của bệnh nhân "nghiện" trà sữa trân châu. |
Trước đó, từng có bệnh nhân bị tắc ruột khi hạt trà sữa trân châu kẹt đầy trong bụng. Điều này khiến người nhà nam thanh niên này nghi ngờ con em mình bị vậy do trà sữa trân châu.
Trên thực thế, các hạt trân châu được làm từ tinh bột, nếu người bán cho thêm chất làm đặc hay chất bảo quản thì theo các bác sĩ việc gây rối loạn chức năng đường tiêu hóa là hoàn toàn có thể xảy ra.
Trong khi đó, mới đây, Trung Quốc phát hiện hạt trân châu sản xuất tại nước này có chứa hạt nhựa polymer. Và rất có thể loại trân châu này cũng đã xuất hiện ở Việt Nam.