Mối nguy khi học sinh điều khiển xe máy điện, xe đạp điện

Những năm gần đây, bên cạnh nguy cơ tai tai nạn giao thông từ các loại xe ô tô, xe đạp điện hay xe máy điện đang trở thành một mối nguy mới khi tham gia giao thông. Tình trạng học sinh sử dụng xe đạp điện ngang nhiên vượt đèn đỏ, tạt đầu xe, dàn hàng ngang, xem thường các quy định về an toàn giao thông diễn ra hàng ngày.
Công an Hà Nội cảnh báo trường hợp mặc áo "xe ôm" công nghệ lừa đón học sinh Người phụ nữ bỏ lại xe đạp điện chạy thoát khỏi đoàn tàu Vụ bỏ quên học sinh lớp 4 trên xe ô tô ở Hà Nội: Chấn chỉnh quy trình đưa đón học sinh

Xe máy điện, xe đạp điện: Vừa dùng vừa lo

Hiểu khá rõ tính năng của từng loại xe và cũng đã từng chứng kiến không ít vụ va chạm giao thông từ xe đạp điện, ông Đinh Cao Quý - chủ cửa hàng xe đạp, xe đạp điện trên đường Lê Lợi (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) trăn trở: "Tôi luôn tư vấn cho khách hàng những loại xe phù hợp với độ tuổi, giới tính của các cháu, nhưng nhiều phụ huynh lại chẳng mặn mà nghe theo. Họ để con tự lựa chọn theo sở thích của chúng, dù trẻ con chưa hiểu và nhận thức đầy đủ về độ an toàn, kích thước xe mà chỉ chọn xe theo tiêu chí… giống các bạn”.

Nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn khi học sinh điều khiển xe máy điện, xe đạp điện

Ông Quý cũng cho biết, mỗi tháng, ông bán ra khoảng 15 chiếc xe đạp, xe máy điện các loại. Vài năm trở lại đây số lượng giảm, vì theo ông Quý, lượng xe xuất ra thị trường cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu; những gia đình có con ở độ tuổi cấp 2, cấp 3 đã sắm đủ xe cho con.

moi nguy khi hoc sinh dieu khien xe may dien xe dap dien
Học sinh, sinh viên đang sử dụng phương tiện xe đạp điện, xe máy điện được pháp luật cho phép hiện nay, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi tham gia giao thông

Đáng nói, do nhu cầu tiêu thụ lớn nên thị trường xe đạp điện, xe máy điện bắt đầu xuất hiện tình trạng hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, sử dụng linh kiện không đảm bảo chất lượng, tự gắn nhãn mác các thương hiệu uy tín, thiếu kiểm định (tốc độ tiêu chuẩn 25km/giờ) cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Chị Phạm Thị Vinh (phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền) chia sẻ: "Nhà cách trường 6 km, trong khi vợ chồng tôi không thể hằng ngày đưa đón con đi học được nên tôi đành phải mua xe đạp điện để con tự đến trường. Dù lòng vẫn canh cánh nỗi lo về sự an toàn của con nhưng không còn lựa chọn nào khác".

Học sinh chưa "thấm luật"

Những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng với học sinh có dấu hiệu gia tăng cho thấy, dù các giải pháp tuyên truyền, giáo dục đã được ngành chức năng triển khai bằng nhiều hình thức, song nhiều em chưa "thấm" luật.

moi nguy khi hoc sinh dieu khien xe may dien xe dap dien
Nhiều học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo hải Phòng, chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2020, có 136 học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) được thông báo về sở. Nhưng một thực tế là, dù cơ quan chức năng, nhà trường đã tuyên truyền, ra quân xử lý, tình trạng học sinh vi phạm ATGT vẫn diễn ra.

Thầy Vũ Văn Huy - Hiệu trưởng Trường THPT Hải An (quận Hải An) cho biết: "Ngay từ đầu năm, nhà trường đã tuyên truyền và tổ chức cho hơn 1200 học sinh toàn trường ký cam kết chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Thế nhưng, một số em vẫn vi phạm cam kết và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Điều đó cho thấy, nhiều học sinh có dấu hiệu "nhờn luật".

moi nguy khi hoc sinh dieu khien xe may dien xe dap dien
Không chỉ xe đạp điện, xe máy điện, nhiều học sinh sử dụng xe mô tô khi tới trường dù chưa đủ tuổi

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 90% số vụ tai nạn giao thông trong những năm gần đây liên quan đến học sinh rơi vào độ tuổi 16 - 18 (học sinh THPT). Đối tượng chủ yếu đang sử dụng xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3, xe đạp điện.

Theo quy định mới được bổ sung trong Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), các em học sinh, người trên 16 tuổi bắt buộc phải có giấy phép lái xe hạng A0 mới được phép sử dụng phương tiện có công suất động cơ điện không vượt quá 4kW, xe gắn máy dung tích xi lanh dưới 50cm3.

Phạm Mạnh
Phiên bản di động