Hình ảnh những dòng sông bốc mùi ở Hà Nội mòn mỏi chờ “hồi sinh”

Vài thập kỷ trở lại đây, người dân Hà Nội sống cạnh các con sông như Kim Ngưu, Nhuệ, Tô Lịch... đều đã quen với cảnh ô nhiễm, bốc bùi hôi thối khó chịu. Nhiều năm qua, TP Hà Nội loay hoay tìm cách "hồi sinh" các dòng sông này nhưng bất thành.
Bổ cập nước giải pháp hồi sinh môi trường sông hồ Hà Nội “Chia tay” sông Tô Lịch, công nghệ Nhật được giới thiệu làm sạch “ao tù” Hà Nội muốn “hồi sinh” sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng Tháo dỡ hệ thống thí điểm làm sạch sông Tô Lịch

Theo dữ liệu tổng hợp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) về nước thải của Hà Nội, mỗi ngày các con sông như Tô Lịch, Sét, Lừ, Kim Ngưu, Nhuệ phải nhận tới 600.000 m3 nước thải và trở thành nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm.

Sông Tô Lịch mỗi ngày nhận tới 150.000m3 nước thải sinh hoạt.

Đặc biệt, mới chỉ có 22% lượng nước thải được xử lý, còn lại vẫn chưa qua xử lý và xả trực tiếp ra các sông, hồ trên địa bàn thành phố. Lượng bùn tích tụ, lắng đọng lâu ngày gây ra mùi hôi thối nồng nặc. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng vứt, xả rác xuống dòng sông gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị, khiến cho tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng.

Theo một chuyên gia về lĩnh vực môi trường, sự ô nhiễm của các dòng sông nói trên chính là nơi sản sinh ra các các vi khuẩn có hại như Coliform, E.coli gây bệnh tật cho con người.

Nhiều năm qua, thành phố Hà Nội cũng đã có nhiều cố gắng, quan tâm đến vấn đề xử lý sông Tô Lịch và các sông, hồ bị ô nhiễm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa giải quyết được triệt để vấn đề này. Trong khi đó, người dân, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ hàng ngày sống cạnh các dòng sông chết, bốc mùi ô nhiễm nồng nặc không biết kêu ai.

Chính vì vậy, người dân Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là những hộ dân sinh sống dọc các con sông ô nhiễm nói trên mong muốn chính quyền Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa trong việc xử lý vấn đề này.

Một số hình ảnh về những dòng sông bốc mùi ở Hà Nội mòn mỏi mong được “hồi sinh”:

Sông Lừ ở địa bàn phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) nước đen kịt, bốc mùi hôi thối.

Tương tự là dòng sông Nhuệ vốn đã "nổi danh" ô nhiễm từ lâu.

Sông Kim Ngưu nước cạn trơ lớp bùn dưới lòng sông, ô nhiễm và bốc mùi hôi thối khó chịu.

Đây là đoạn sông Tô Lịch mà trước đó ngày 16/5, TP Hà Nội đã khởi động dự án thí điểm làm sạch một đoạn bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản. Sau một thời gian thí điểm, bước đầu nước sông tại khu vực thí điểm có cải thiện theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, đến ngày 9/11, đơn vị thí điểm đã tháo dỡ toàn bộ hệ thống thiết bị làm sạch. Đến ngày 26/11, theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, đoạn sông Tô Lịch này lại có hiện tượng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối khó chịu.

Những người dân sinh sống cạnh sông Tô Lịch - khu vực vừa tháo dỡ thiết bị làm sạch - cho biết, mấy ngày nay, nước sông lại đen và bốc mùi hôi thối giống như trước kia. Người dân mong muốn thành phố tiếp tục có các phương án làm sạch dòng sông để dân bớt khổ.

Đây là mô hình Nhà máy nước thải Yên Xá (xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang được kỳ vọng có thể "hồi sinh" được sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ. Dự án này sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản với tổng mức đầu tư hơn 61 triệu Yên Nhật, tương đương với 16.300 tỷ đồng. Công suất của nhà máy là 270.000 m3/ngày đêm, với hệ thống thu gom, thi công bằng công nghệ khoan kích ngầm.

Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá được khởi công vào tháng 10/2016, và dự kiến xây dựng và hoàn thành vào tháng 10/2019. Tuy nhiên đến tháng 11/2019, khu vực được khởi công xây dựng nhà máy hiện vẫn ì ạch ở giai đoạn đóng cọc, làm móng các hạng mục.

Dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ phải thi công hệ thống cống nối dọc hai bờ sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần tả ngạn sông Nhuệ. Tổng chiều dài cống các loại dự kiến khoảng 52,6 km, sẽ thu gom, xử lý nước thải trên phạm vi khu vực các quận nội thành Hà Nội.

Nguồn: Dân trí
dantri.com.vn
Phiên bản di động