Hình ảnh "bất thường" ghi nhận trên công trường xây dựng đường Tây Thăng Long (Bắc Từ Liêm)

Hàng núi phế thải xây dựng rắn đã “biến mất” trên công trường xây dựng đường Tây Thăng Long, đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng. Người dân đặt nghi vấn phế thải này bị chôn lấp, san gạt ngay tại công trường, dẫn đến sai phạm về khối lượng xây dựng và chất lượng công trình. Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư và nhà thầu thi công phủ nhận điều đó.
Sắp xuất hiện phố thương mại châu Âu tại Tây Thăng Long Hà Nội

Cuối năm 2019, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân thực hiện dự án xây dựng đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng. Theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án của UBND thành phố Hà Nội, đường Tây Thăng Long, đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng có chiều dài 3,24km; quy mô mặt cắt ngang 60,5m, gồm 2 lòng đường xe chạy chính, 2 lòng đường gom, dải phân cách trung tâm, 2 phần phân cách giữa lòng đường chính và đường gom, vỉa hè.

Tuyến đường được đầu tư đồng bộ hệ thống cây xanh, thoát nước mưa, nước thải, điện chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy... Tổng mức đầu tư dự án là trên 1.494,4 tỷ đồng; trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm 823,5 tỷ đồng; chi phí xây dựng là 400,9 tỷ đồng. Đại diện chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm. Nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần xây dựng Thăng Long (địa chỉ tại Hà Tĩnh, đại diện pháp luật là ông Phạm Đình Hùng). Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành trong năm 2021.

Phế thải xây dựng chất cao như núi trong khu vực thi công đường ây Thăng Long, nối đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng (ảnh chụo ngày 7/10)
Phế thải xây dựng chất cao như núi trong khu vực thi công đường Tây Thăng Long, nối đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng (Ảnh chụp ngày 7/10).

Ngày 5/7/2022, tại kỳ họp thứ 7, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư cho hay, đường Tây Thăng Long (đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng) đang bị chậm tiến độ. Nguyên nhân chủ yếu là vướng trong công tác giải phóng mặt bằng. Cho đến gần đây, dự án mới tiếp tục thi công sau khi được bàn giao một phần mặt bằng.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, biện pháp thi công của nhà thầu Công ty Cổ phần xây dựng Thăng Long có dấu hiệu khá bất thường, bên cạnh đó, các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường dường như cũng bị xem nhẹ.

Đại diện chủ đầu tư và đơn vị thi công khẳng định, không vận chuyển số chất thải rắn xây dựng ra khỏi công trường,.
Đống phế thải trước đó PV ghi nhận đã "biến mất", đại diện chủ đầu tư và đơn vị thi công khẳng định, không vận chuyển số chất thải rắn xây dựng ra khỏi công trường và cho rằng "người dân tự ý lấy về sử dụng"
Ngày 10/10, phóng viên ghi nhận một phần nền đường và lớp đáy móng đang được san lấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó là lổn nhổn gạch đá,  phế thải
Ngày 10/10, phóng viên ghi nhận một phần nền đường và lớp đáy móng đang được san lấp. Tuy nhiên, bên cạnh đó là rất nhiều gạch đá, phế thải
Hình ảnh
Đổ cát bên cạnh mặt bằng thi công chưa được dọn sạch (ngày 7/10). Giám sát thi công lý giải rằng việc này là "tập kết cát" chứ chưa phải san lấp.
Hình ảnh
"Dị vật" trong lớp cát đang được san gạt, lu lèn
Tại công trường, người đàn ông tự giới thiệu là quản lý thi công nói rằng đã đắp các chất thải rắn xây dựng làm đường kỹ thuật. Tuy vậy, trong cuộc làm việc giữa phóng viên và đại diện chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị giám sát, thì đại diện chủ đầu t
Tại công trường, người đàn ông tự giới thiệu là quản lý thi công nói rằng đã đắp các chất thải rắn xây dựng làm đường kỹ thuật. Tuy vậy, trong cuộc làm việc giữa phóng viên và đại diện chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị giám sát, đại diện chủ đầu tư phủ nhận điều này.
Bê - tông tại hố ga thoát nước có thể bóc bằng tay không
Bê tông tại hố ga thoát nước có thể bóc bằng tay không
Công nhân không có bảo hộ lao động (ảnh chụp ngày 7/10)
Công nhân thiếu bảo hộ lao động (ảnh chụp ngày 7/10)
Người dân đi lại trong phạm vi công trường
Người dân đi lại trong phạm vi công trường
Hình ảnh "bất thường" ghi nhận trên công trường xây dựng đường Tây Thăng Long (Bắc Từ Liêm)

Cuối năm 2019, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm đã công bố Kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án Xây dựng đường Tây Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng) thuộc địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Trong đó, "Gói thầu số 14: Thi công xây dựng công trình" có trị giá trên 548 tỷ đồng, từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm. Ngoài ra, "Gói thầu 25: phá dỡ, chặt cây, thu dọn và vận chuyển phế thải xây dựng phục vụ GPMB" cũng có giá trị trên 48 tỷ đồng.

Về nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần xây dựng Thăng Long, trong năm 2019, đơn vị này cũng trúng 1 gói thầu trị giá 158 tỷ đồng cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) mời thầu. Trước đó, Công ty Cổ phần xây dựng Thăng Long cũng trúng một số gói thầu khác, nhưng giá trị không lớn.

Vũ Cường
Phiên bản di động