Hải Dương sẵn sàng xuất khẩu trực tiếp vải thiều sang Nhật

Tỉnh Hải Dương đang khẩn trương hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xuất khẩu quả vải tươi sang thị trường Nhật Bản trong vụ vải 2020 và các năm tiếp theo.
Vải thiều Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản Vải thiều Hải Dương mất mùa được giá Vựa vải thiều ở Hải Dương năm nay mất mùa

Từ tháng 12/2019, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) đã thông báo cho Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam) về việc nước này mở cửa thị trường cho quả vải thiều của Việt Nam kèm theo các quy định về kiểm dịch thực vật đối với vải thiều nhập khẩu.

Theo đó, quả vải thiều sẽ là mặt hàng hoa quả tươi thứ 4 của Việt Nam sau thanh long, xoài và chuối được phép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản - một trong những thị trường có tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm khe nhất thế giới.

hai duong san sang xuat khau truc tiep vai thieu sang nhat
Huyện Thanh Hà được mệnh danh thủ phủ của quả vải thiều với khoảng 4.000 ha vải

Toàn tỉnh Hải Dương, có khoảng 10.000ha vải, tập trung ở huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh; trong đó, trên 300ha vải được chứng nhận VietGAP; trên 80% diện tích vải Hải Dương được sản xuất theo quy trình VietGAP. Riêng huyện Thanh Hà, nơi được mệnh danh thủ phủ của quả vải thiều với khoảng 4.000ha vải, trong đó, xã Thanh Thủy (Thanh Hà) có 342ha vải; trong đó, 85ha vải sớm. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất vải trung bình đạt khoảng 11 tấn/ha, cho lợi nhuận 150-160 triệu/ha.

Theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương, Sở đã đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh là hai địa phương trồng vải trọng điểm của tỉnh thực hiện việc rà soát, đăng ký mới vùng trồng vải xuất khẩu năm 2020.

Các địa phương khi đăng ký mới các vùng trồng vải xuất khẩu đi Nhật Bản phải lưu ý diện tích đăng ký tối thiểu 5ha/vùng mã số, tỷ lệ vải ra hoa tại vùng đăng ký cấp mã số đạt từ 70% trở lên và người dân cần có ý thức chấp hành tốt các quy định của vùng xuất khẩu vải đi Nhật, chấp hành nghiêm hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Theo đại diện Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương cho biết, Chi Cục đã phối hợp với các phòng trồng trọt và cơ quan chuyên môn cấp huyện để kiểm tra, rà soát, tổng hợp thông tin, báo cáo Cục Bảo vệ thực vật và mời chuyên gia xuống các vùng đăng ký để đánh giá, cấp mã số. Dự kiến sẽ hoàn thành việc cấp mã số vùng trồng trong tháng 2/2020.

Hoàng Duy (t/h)
Phiên bản di động